Tổng hợp kiến thức sơ bộ về cầu lông

Thảo luận trong 'Lịch Sử, Luật Thi Đấu & Kiến Thức Cầu Lông' bắt đầu bởi BuiDat, 25/2/12.

  1. BuiDat

    BuiDat
    VĐV Bán Chuyên

    Lịch sử ra đời môn cầu lông

    Thế giới :

    Cầu lông là một môn thể thao có nguồn gốc lịch sử rất lâu đời. Truy nguyên từ khác tư liệu khảo cứu, chúng ta có một số giả thuyết như sau :

    - Từ thế kỉ thứ 5 trước Công Nguyên, tại Trung Quốc đã rất thịnh hành môn đá cầu, trong đó có chi tiết là những người chơi phải giữ trái cầu không chạm đất bằng cách dùng chân đá, tưng … Môn này có dính dáng gì đến cầu lông hiện đại hay không thì chưa có gì xác định, nhưng đây chính là môn thể thao đầu tiên sử dụng trái cầu (shuttle)

    - Khoảng 5 thế kỉ sau đó, một bộ môn thể thao khác trở nên thịnh hành ở Trung Quốc, Nhật Bản, và Hy Lạp. Trong môn này người chơi sử dụng một tấm bảng gỗ nhỏ có tay cầm để tạt một quả cầu có lông vũ (shuttlecock) qua lại với nhau. Đến thế kỉ 16 thì môn này trở nên vô cùng phổ biến và rất được yêu thích bởi giới trẻ Anh Quốc thời bấy giờ.

    - Đến năm 1860 trò chơi này truyền sang Ấn Độ với tên Poona và có thêm luật : Đưa vào sử dụng một tấm lưới ở giữa sân đấu. Quân đội Anh Quốc học thêm luật này và mang các trang thiết bị về bản quốc vào những năm 1870.

    - Năm 1873, Công tước xứ Beaufort tổ chức một buổi tiệc ngoài trời tại điền trang của ông, có tên Badminton. Một trận đấu Poona đã diễn ra ngày hôm đó và được giới quý tộc có mặt hoan nghênh nhiệt liệt. Môn thể thao mới này được sáng tạo với cái tên “cầu lông” (badminton game).

    - Năm 1877 CLB cầu lông đầu tiên ra đời và được thiết lập những điều luật chính thức.

    Liên đoàn Cầu lông quốc tế (International Badminton Federation – IBF) được thành lập vào năm 1934 với 9 thành viên sáng lập bao gồm :

    - Anh
    - Ireland
    - Scotland
    - Wales
    - Đan Mạch
    - Hà Lan
    - Canada
    - New Zealand
    - Pháp

    Kể từ đó, các giải thi đấu lớn bắt đầu được tổ chức, như cúp Thomas (nam) và cúp Uber (nữ). Cầu lông chính thức được công nhận là một môn thi đấu Olympic trong giải Barcelona năm 1992. Từ 9 thành viên sáng lập ban đều, cho đến nay IBF bao gồm gần 150 nước thành viên.

    [​IMG]

    Ở trên đây là lịch sử phát triển của cầu lông thế giới, được mình lược dịch từ trang www-badminton-information.com để tạo cái nhìn khái quát về môn thể thao hấp dẫn này.

    Việt Nam

    Tại Việt Nam, cầu lông đã sớm có mặt từ những năm 1970 và chính thức bùng nổ thành một môn thể thao thế mạnh từ sau năm 1995. Những tên tuổi như Nguyễn Đông Nghị, Nguyễn Anh Hoàng … đã sớm tạo chỗ đứng trên đấu trường quốc gia và Đông Nam Á. Cầu lông Việt Nam vẫn phát triển không ngừng, hằng năm đào tạo thành tài những lứa hạt giống chất lượng, và ấn tượng nhất hiện nay là một tên tuổi Việt Nam có tầm vóc quốc tế : Nguyễn Tiến Minh, hiện đang xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng cầu lông thế giới.

    Hiếm có môn thể thao nào mà người Việt Nam chúng ta có thể nghiễm nhiên sánh ngang hàng với các siêu sao quốc tế như cầu lông. Vì thể lực và thể hình của người Việt Nam tương đối sút kém so với các nước bạn, vì thế lấy cái kĩ xão bù vào thể hình, lấy kinh nghiệm bù cho thể lực, với bộ môn cầu lông, người Việt Nam có thể tự tin đối mặt với trình độ world class mà không hề kém cạnh.

    Cầu lông là một môn thể thao thích hợp cho mọi lứa tuổi, từ các em nhỏ đứng chỉ cao hơn cây vợt 1 chút, cho đến các cụ già 60-70 tuổi. Thật vậy, cầu lông là môn thể thao mà chúng ta có thể chơi đến suốt đời mà không bị ảnh hưởng nhiều từ sự lão hoá. Mình từng gặp rất nhiều bậc lão tướng U60 – 70 mà vẫn rất phong độ, chạy sân vù vù, đập cầu ác liệt không thua kém lớp trai tráng.

    Cầu lông cũng là một môn thể thao bình dân. Từ cây vợt rẻ tiền vài chục ngàn, trái cầu 3000/ trái, sân đất công viên, cho đến những cây vợt huyền thoại của Yonex, Li-ning giá trên 3,4 triệu, cầu Yonex 30.000/ trái, sân thảm trong nhà. Cầu lông không kén chọn người chơi, mà cũng không kén chọn chỗ chơi. Sân vẽ có lưới thì ta đánh luật, còn không có lưới thì tạt qua tạt lại cũng là một cách chơi.

    [​IMG]

    Cầu lông là một môn thể thao đặc thù, yêu cầu sự vận động toàn thân. Chân chạy sân, tay xử lý cầu, mắt quan sát tình thế, não tính toán những vị trí thiệt hơn … tất cả chỉ diễn ra trong đơn vị thời gian tính bằng giây. Chơi cầu lông giúp phát triển đều các cơ bắp liên quan đến sự dẻo dai và tăng sức bền, cũng như giúp máu huyến lưu thông, tuần hoàn với nhịp độ vừa phaỉ. Y học chứng minh rằng chơi cầu lông ảnh hưởng rất tốt đến quá trình phát triển của cơ thể, cũng như làm chậm tiến trình lão hoá, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Không nói ngoa, vì tôi thấy các bà cụ U50 – 60 đánh cầu lông mỗi ngày rất ít khi bệnh vặt, tinh thần vui vẻ, cơ thể khoẻ khoắn. Với các bạn nữ thì có thể duy trì vóc dáng, giúp cơ bắp, đùi, eo trở nên gọn gàng, săn chắc.
    Tags:
    lumcauchuyennghiep thích bài này.
  2. BuiDat

    BuiDat
    VĐV Bán Chuyên

    Sân cầu lông tiêu chuẩn quốc tế :

    Sân cầu lông tiêu chuẩn có diện tích như sau :

    Chiều dài : 13.4 m
    Chiều rộng : 6.1 m
    Bề rộng các đường line : 0.4 m
    Chiều cao của đỉnh lưới tính từ mặt đất : 1.55 m

    Bố trí sân cụ thể như sau :


    [​IMG]

    2 ô dài suốt chiều dọc của sân là phần ngoài khi đánh đơn, chỉ tính từ phần bên trong
    2 ô dài ở đầu – cuối 2 bên sân ngang là phần ngoài khi giao cầu trong đánh đôi, sau lượt giao cầu thì tính hết diện tích sân.
    2 phần sân 2 bên lưới tính đến line chữ “T” là phần ngoài khi giao cầu, cầu giao vào sau line mới được tính.

    Chất liệu sân :


    Do nhiều nhu cầu cũng như tuỳ vào địa hình vẽ sân mà diện tích có thể gia giảm chút ít, cũng như chiều cao của đỉnh lưới có thể xê xích vài cm.
    Hầu hết sân ở CLB trong nhà đều là đúng chuẩn.

    Hiện tại có thể chia ra mấy loại sân như sau :

    - Sân thảm nhựa : là loại sân in sẵn nguyên tấm, bằng nhựa dẻo, mềm. Đây là loại sân đạt tiêu chuẩn quốc tế cũng như có thông số chính xác nhất. Bề mặt sân có độ bám vừa phải, không ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, cũng như giảm thiểu khả năng bị chấn thương do va chạm với mặt sân.

    - Sân thảm nhựa ghép : cũng là sân in sẵn, nhưng lại được chia ra thành 2 – 4 phần. Khi lắp đặt sẽ được dán các mối ghép lại bằng keo. Về cơ bản cũng như sân nhựa nguyên tấm, nhưng các chỗ dán keo có thể bị bong tróc sau 1 thời gian sử dụng, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển.

    - Sân nhựa cứng : là sân được đổ bằng nhựa cứng. Thông số cũng tương đối chính xác do đo vẽ bằng máy. Tuy vậy bề mặt sân có độ nhám tương đối, và khá cứng lúc đầu, nếu té trên sân có thể bị trầy sước. Sau 1 thời gian sử dụng sân sẽ mềm đi, trở nên thích hợp hơn.

    - Sân xi măng : Đổ bằng xi măng và được sơn màu, kẻ vạch theo tiêu chuẩn. Bề mặt sân lổ chỗ, rất nhám, ảnh hưởng nhiều đến tốc độ di chuyển, cũng như hệ số nguy hiệm do va chạm mặt sân tăng nhiều.

    - Sân dán : Là loại sân xi măng hoặc sàn gỗ được dán một lớp giấy trơn. Bề mặt sân sẽ phẳng hơn nhiều như bù lại cũng rất trơn, các loại giầy không đúng chuẩn sẽ không đủ độ bám.

    Sân cầu lông chủ yếu được sơn các màu dịu mắt, không ảnh hưởng nhiều đến thị lực như xanh lá, xanh lá đậm, xanh dương biển…

    Hệ thống chiếu sáng :

    Hệ thống chiếu sáng của sân cầu lông là các bộ dàn đèn công suất tương đối được lắp đặt 2 bên sân, ở một độ cao khoảng trên 3m với 1 góc nghiêng khoảng 5 – 10 độ hướng xuống mặt sân. Một số sân đầu tư dàn đèn ánh sáng lạnh để hạn chế khả năng chói mắt khi ngẩng đầu đón cầu.
    lumcauchuyennghiep thích bài này.
  3. BuiDat

    BuiDat
    VĐV Bán Chuyên

    Luật thi đấu cầu lông :

    Trước năm 2006 áp dụng luật 2 cầu, tương đối phức tạp và các trận đấu có xu hướng diễn ra rất lâu. Cụ thể như sau :

    - Chọn sân : Một trái cầu sẽ được trọng tài đặt trên đỉnh lưới ở vị trí cân bằng và ấn cho lưới dùng xuống, sau đó thả tay ra. Cầu rơi bên phía nào thì phía đó được quyền chọn 1 trong 2 lợi thế : được chọn phần sân hoặc được giao cầu trước. Khi 1 bên đã chọn lợi thế thì lợi thế còn lại mặc nhiên thuộc về bên kia.
    - Một trận đấu bao gồm 3 set, với số điểm để thắng 1 set là 15 (đơn/ đôi nam) và 11 (đơn nữ).
    - Nếu tỉ số cân bằng là 14 – 14 (nam) hoặc 10 – 10 (nữ), bên ghi điểm 14(10) sẽ được quyền chọn lựa là set sẽ chốt điểm ở điểm 15(11) hoặc 17(13)
    - Bên thắng 1 set sẽ được giao trước vào set sau. Chỉ trong lượt 1 bên giao mà bên đó ghi điểm thì mới tính tỉ số, nếu bên giao không ghi được điểm thì sẽ đổi giao, và sẽ lập lại nếu bên kia giao mà cũng không ghi điểm.
    - Sau mỗi set đấu bên sẽ tiến hành đổi sân trước khi đánh tiếp set kế. Trong set thứ 3, ở giữa trận đấu : 8 điểm (game 15 điểm của name) hoặc 6 điểm (game 11 điểm của nữ) sẽ tiến hành đổi sân.

    • Đánh đơn :

    - Giao cầu, hoặc đỡ cầu, ở phần sân bên phải khi người chơi hoặc đối phương ghi điểm số chẵn
    - Giao cầu, hoặc đỡ cầu, ở phần sân bên trái khi người chơi hoặc đối phương ghi điểm số lẻ
    - Mỗi bên có 1 lượt chạm cầu và cầu phải qua lưới cho đến khi cầu chạm đất hoặc cầu out ngoài sân.
    - Người chơi ghi điểm nếu trong lượt giao của mình cầu chạm đất bên phần sân đối phương hoặc đối phương đánh cầu không qua lưới, hoặc đối phương đánh cầu out ra ngoài sân.
    - Người chơi ghi điểm sẽ tiếp tục giao cầu ở phần sân còn lại của mình tuỳ theo tỉ số (chẵn phải – lẻ trái)
    - Nếu trong lượt giao của mình mà người chơi đánh lỗi thì sẽ không được tính điểm, mà quyền giao cầu sẽ thuộc về đối phương.

    • Đánh đôi :

    - Bắt đầu game, hoặc mỗi khi một bên đổi quyền giao cầu, thì cầu sẽ được giao từ phần sân bên phải cho đối phương bên kia lưới theo đường chéo (cũng là sân bên phải của đối phương). Chỉ người được giao cầu mới có quyền đỡ cầu trong lượt đó.
    - Nếu người còn lại bên phải đối phương (không phải là người nhận cầu) mà chạm cầu thì trường hợp đó sẽ tính là đối phương bị lỗi, phía người chơi ghi điểm.
    - Sau khi người nhận cầu trả cầu lại qua phần sân người chơi, thì ai trong số 2 người chơi cũng có quyền đỡ cầu, nhưng vẫn tuân thủ luật : 1 lần cầu qua sân – 1 lần chạm duy nhất.

    - Giao cầu, hoặc đỡ cầu, ở phần sân bên phải khi người chơi hoặc đối phương ghi điểm số chẵn
    - Giao cầu, hoặc đỡ cầu, ở phần sân bên trái khi người chơi hoặc đối phương ghi điểm số lẻ
    - Người còn lại của mỗi bên thì làm ngược lại với quy trình trên.
    - Quyền giao cầu sẽ đổi từ người giao đầu tiên sang cho người nhận đầu tiên, rồi đồng đội của người nhận đầu tiên, rồi đến đối phương ở phần sân bên phải, rồi đến đồng đội của đối phương.

    - Nói 1 cách ngắn gọn : cặp đôi A-B đánh với cặp C-D. A giao đầu tiên từ phần sân bên phải của mình cho C (cũng ở phần sân bên phải của C – ngược với A)

    + Nếu A thắng điểm trong lượt giao đó, thì A sẽ đi qua bên trái tiếp tục giao cho D, B sẽ đổi qua bên phải.
    + Nếu A không ghi điểm trong lượt giao đó, quyền giao cầu sẽ thuộc về C. Tất cả người chơi đều không đổi chỗ.
    + Nếu C thắng điểm trong lượt giao của mình, C sẽ qua bên trái giao cầu cho B, D sẽ đổi qua bên phải
    + Nếu C không ghi điểm trong lượt giao đó, quyền giao cầu sẽ chuyển qua cho D ở bên trái. Tất cả người chơi đều không đổi chỗ.
    + Nếu D thắng điểm trong lượt giao của mình, thì D sẽ qua bên phải giao cầu tiếp cho A, C sẽ đi qua bên trái.
    + Nếu D không ghi điểm trong lượt giao đó, quyền giao cầu sẽ chuyển qua cho A. Tất cả người chơi đều không đổi chỗ.
    + Nếu A thắng điểm trong lượt giao đó, thì A sẽ đi qua bên trái tiếp tục giao cho C, B sẽ đổi qua bên phải.
    + Nếu A không ghi điểm trong lượt giao đó, quyền giao cầu sẽ chuyển qua cho B. Tất cả người chơi đều không đổi chỗ.
    …..

    Lỗi giao :


    - Lỗi giao được tính khi một người chơi : giao sai lượt, đứng sai chỗ khi giao/ nhận giao.
    - Nếu lỗi giao được phát hiện sau khi lượt giao kế đã diễn ra, thì lỗi giao đó xem như không tính.
    - Nếu lỗi giao được phát hiện trước khi lượt giao kế tiếp diễn ra, các điều luật sau đây sẽ được sử dụng :

    + Nếu cả 2 bên cùng phạm lỗi giao, thì sẽ phải tính điểm lại từ lượt giao trước khi phạm lỗi.
    + Nếu 1 bên phạm lỗi giao mà thắng lượt giao, thì cũng tính điểm lại.
    + Nếu bên phạm lỗi giao mà thua lượt giao, thì điểm số vẫn tính bình thường.

    Lỗi tính điểm :

    Những trường hợp sau là lỗi, sẽ tính điểm cho đối phương :


    - Nếu đánh cầu ra ngoài biên sân, qua dưới lưới, không qua lưới, đụng trần sân hoặc vách sân, để cầu chạm vào cơ thể, quần áo, bất cứ vật thể nào trên người ngoài vợt.
    - Điểm vợt chạm cầu của 1 bên khi cầu vẫn chưa qua phần sân của mình (tính từ đỉnh lưới). Nếu chạm cầu ngay trên đỉnh lưới thì vẫn hợp lệ.
    - Vợt, cơ thể, quần áo chạm vào lưới hoặc bất cứ phần nào của lưới. Vợt, cơ thể, quần áo … lấn qua phần sân của đối phương.
    - Người chơi làm sao nhãng tinh thần đối phương bằng cách la hét hoặc làm những tư thế lạ.
    - Nếu cầu bị vướng vào mặt vợt và trượt xuống.
    - Nếu cầu bị chạm 2 lần bởi 1 người chơi trong cùng 1 lượt đánh.
    - Nếu cầu bị chạm 2 lần bởi người chơi và đồng đội trong cùng 1 lượt đánh (đôi)
    - Nếu người chơi liên tục tranh cãi với trọng tài về cách tính điểm, tính lỗi
    - Nếu trong lượt giao cầu bị vướng vào lưới và dính ở đó hoặc rơi xuống.
    - Cầu rơi đúng vào đường line sẽ tính là out. Nếu một phần đít cầu chạm đất phần sân trong thì sẽ do trọng tài quyết định

    Tạm ngưng – Tính điểm lại :


    Trường hợp này sẽ do trọng tài, hoặc người chơi gọi ra để tạm ngưng trận đấu :

    - Nếu cầu bị vướng vào lưới sau khi đã qua lưới, trừ lượt giao.
    - Nếu trong lượt giao cả 2 bên đều phạm lỗi giao
    - Nếu người giao giao cầu trước khi người đỡ chuẩn bị
    - Nếu trong khi đánh, trái cầu bị bẹp hoặc phần đít cầu bị văng ra khỏi lông.
    - Nếu trọng tài biên không nhìn rõ, và trọng tài chính không thể xét điểm

    ---

    Từ sau năm 2006, do sự rắc rối và phức tạp trong cách tính điểm trong thi đấu, cũng như có thể dẫn đến tình trạng trận đấu kéo dài quá lâu, một bộ luật mới được đưa ra tham khảo, và được IBF chính thức công nhận vào năm 2006 và đưa vào sử dụng đến bây giờ. Đó là luật “21 điểm” hay còn gọi là luật tính điểm trực tiếp.

    Luật 21 điểm được thể hiện ngắn gọn như sau :


    • Đánh đơn :

    - 1 trận đấu bao gồm 3 set
    - Bên nào ghi 21 điểm trước sẽ thắng set đó
    - Bên nào thắng trong lượt đánh sẽ ghi 1 điểm (không nhất thiết phải thắng trong lượt giao của mình mới tính điểm như luật cũ)
    - Nếu điểm số là 20 – 20, bên nào ghi 2 điểm liên tiếp sẽ thắng set
    - Nếu điểm số là 29 – 29, bên nào ghi điểm 30 sẽ thắng set
    - Bên thắng set được giao trước trong set kế
    - Khi một bên ghi được 11 điểm, trận đấu tạm ngưng 60 giây để nghỉ ngơi
    - Cả 2 bên đều có 2 phút nghỉ ngơi giữa mỗi set.
    - Các luật tính điểm, lỗi điểm, lỗi giao vẫn như cũ

    • Đánh đôi :

    - Chỉ cần 1 lượt giao duy nhất
    - A-B đấu với C-D :

    + A ở phần sân bên phải giao trước (tỉ số là 0-0) cho C (cũng bên phải)
    + Nếu A ghi điểm, đổi qua sân bên trái tiếp tục giao cho C, B sẽ qua bên phải (tỉ số 1- 0)
    + Nếu A không ghi điểm, điểm sẽ tính cho bên C-D. Quyền giao cầu chuyển cho D (tỉ số 0-1, với điểm lẻ nên D sẽ giao)
    + Nếu D ghi điểm, đổi qua sân bên phải tiếp tục giao cho A, C sẽ qua bên trái (tỉ số 0-2)
    + Nếu D không ghi điểm, điểm sẽ tính cho bên A-B. Quyền giao cầu chuyển cho B (tỉ số 1-1, với điểm lẻ nên B sẽ giao)
    ..................

    - Người giao thắng trong lượt giao của mình sẽ đổi bên sân giao tiếp, nếu không ghi điểm thì quỳên giao cầu chuyển cho đối phương, vị trí vẫn giữ nguyên. (Chẵn phải, lẻ trái)
    lumcauchuyennghiep thích bài này.
  4. uonglee

    uonglee
    VĐV Phong Trào

    :"> luật cầu lông của bộ trưởng cầu nhông
  5. Harry

    Harry
    VĐV Chuyên Nghiệp

    bài viết bổ ích quớ, tới giờ em chưa nắm đc luật cầu nhông nữa :">
  6. alibaba

    alibaba Guest

    bữa nay mới biết cầu rơi trung line là out!
    tưởng giống tennis, trúng line thì in. hichic
  7. thanthuong290589

    thanthuong290589
    VĐV Phong Trào

    mới tập chơi mà đọc xong luật thất rối luôn#:-s
  8. nlucky91

    nlucky91
    VĐV Phong Trào

    ủa làm ji có anh Lực, trừ khi giao cầu trúng line thì out thui còn bình thường đánh trúng line thì in mà !
  9. alibaba

    alibaba Guest

    đây nè chú!
    Lỗi tính điểm :

    Những trường hợp sau là lỗi, sẽ tính điểm cho đối phương :


    .......................................................
    - Cầu rơi đúng vào đường line sẽ tính là out. Nếu một phần đít cầu chạm đất phần sân trong thì sẽ do trọng tài quyết định
  10. tosakin

    tosakin
    VĐV Phong Trào

    Cái lỗi này mới àh nghen, tôi phổ biến cho mấy bạn chơi cùng sân thì bị phản đối ầm ầm, nói là tôi chế ra luật mới, mod buidat có cái link của Liên đoàn nói về lỗi này cho xin dẫn chứng để hết tranh cãi với nhau về vụ In hay Out.
  11. SPORTS

    SPORTS
    VĐV Chuyên Nghiệp

    Ai cũng hiểu chỉ mình tôi không hiểu !!!!!!
  12. tosakin

    tosakin
    VĐV Phong Trào

    Vì thấy nó mới và khác với cách tính của mọi người : tìm hòai trên net cũng chưa thấy cho nao có dân chứng tương tư 15. FAULTS It is a "fault": 15.1 If a service is not correct (Law 11.1); 15.2 If the server, in attempting to serve, misses the shuttle; 15.3 If after passing over the net on service, the shuttle is caught in or on the net; 15.4 If in play, the shuttle: 15.4.1 Lands outside the boundaries of the court; 15.4.2 Passes through or under the net; 15.4.3 Fails to pass the net; 15.4.4 Touches the roof, ceiling, or side walls; 15.4.5 Touches the person or dress of a player; or 15.4.6 Touches any other object or person outside the immediate surroundings of the court; (Where necessary, on account of the structure of the building, the local badminton authority may, subject to the right of veto of its National Organization, make by-laws dealing with cases in which a shuttle touches on obstruction.) 15.5 If, when in play, the initial point of contact with the shuttle is not on the striker's side of the net. (The striker may, however, follow the shuttle over the net with the racket in the course of a stroke). 15.6 If, when the shuttle is in play, a player: 15.6.1 Touches the net or its supports with racket, person or dress; 15.6.2 Invades an opponent's court OVER THE NET with racket or person except as permitted in Law 15.5; 15.6.3 Invades an opponent's court UNDER THE NET with racket or person such that an opponent is obstructed or distracted; or 15.6.4 Obstructs an opponent, i.e. prevents an opponent from making a legal stroke where the shuttle is followed over the net; 15.7 If, in play, a player deliberately distracts an opponent by any action such as shouting or making gestures; 15.8 If, in play, the shuttle: 15.8.1 Be caught and held on the racket and slung during the execution of a stroke; 15.8.2 Be hit twice in succession by the same player with two strokes (A double hit by one player with one stroke is not a fault.); or 15.8.3 Be hit by a player and the player's partner successively; or 15.8.4 Touches a player's racket and continues toward the back of that player's court. 15.9 If a player is guilty of flagrant, repeated or persistent offenses under Law 18.
  13. SPORTS

    SPORTS
    VĐV Chuyên Nghiệp

    Thank's. Thank's. Thank's.
  14. tosakin

    tosakin
    VĐV Phong Trào

    A shuttle that lands on the line is considered to have landed in-bounds

    Tìm thấy ở đây có nói về vụ trái cầu rớt trên đường line Badminton Rules | Badminton Rally and Faults: A player or team wins a rally (the same thing as winning a point) if the shuttle is hit over the net and onto the floor (ground) of the opposing side's court. A shuttle that lands on the line is considered to have landed in-bounds. Badminton rules Other rules A shuttle that lands on a line is in bounds. A player may let his racquet cross over the net in his or her follow-through on a shot. A shuttle may hit the net on a serve as long as it then lands within the opponent's service court, otherwise it is a fault. If a shuttle should get caught on top of the net or in the net, having passed over the net during play, a let is called and the rally replayed, except on service when a fault is called. A fault is called if a player swings and misses while serving. Players are guilty of a fault if they deliberately distract an opponent by shouting or making gestures. An interval of 90 seconds is allowed between each game.
  15. SPORTS

    SPORTS
    VĐV Chuyên Nghiệp

    sao lúc việt lúc Anh thế, làm thế không ai bình bầu đâu nha kakaaaaa....
  16. tosakin

    tosakin
    VĐV Phong Trào

    Thì tìm mấy trang tiếng Việt không ra, phải tìm bằng tiếng Anh, chứ sao giờ
  17. SPORTS

    SPORTS
    VĐV Chuyên Nghiệp

    không ra thì dịch ra cho mọi người cùng hiểu xem, có thế mới được công đức vô lượng mà kakakaaaa....
  18. tosakin

    tosakin
    VĐV Phong Trào

    Thì cũng đơn giản thôi mà
    Tham khao từ hai trang web tiếng anh

    Badminton rules
    "A shuttle that lands on a line is in bounds"


    Badminton Rules | Badminton

    "A shuttle that lands on the line is considered to have landed in-bounds"

    Nội dung tương tự nhau : "Khi trái cầu rơi trên đường line được xem là cầu tốt"
  19. alibaba

    alibaba Guest

    thế mới làm em bó chiếu!
    chả biết mod ấy chôm chỗ nào!????
    bệnh chung của....những người thích....post bài.

    hầu hết các toppic kỹ thuật, luật... đều là post lại của người ta thôi, thế mà ko ghi nguồn!????
    cảm ơn các bác đã bỏ công ngồi tìm kiếm cái hay và post cho anh em đc xem, đc học. nhưg nên có nguồn thì hay hơn hi.
  20. BuiDat

    BuiDat
    VĐV Bán Chuyên

    hôm nay mới đọc cái topic này ! thành thật xin lỗi mọi người ! hôm post bài thấy bài này hay hay bên diễn đàn cầu lông đà nẵng, nên post về nó hơi dài chỉ đọc phần ở trên không chú ý luật cầu lông phía dưới cho lắm lắm và gây ra sự tranh cãi này !
    mình xin đính chính lại !
    đọc được bài của các bạn mình tham khảo lại qua hầu hết luật cầu lông hiện tại và thấy rằng điều trên là sai !
    điển hình :
    ĐIỀU XV: PHẠM LỖI

    Là một lỗi nếu:

    15.1. Giao cầu phạm luật (điều 11.1)

    15.2. Người giao cầu không đánh trúng trái cầu.

    15.3. Trong khi giao cầu quả cầu bay đi chạm vào mép trên của lưới, nhưng lại mắc, treo ở mép trên bên kia lưới. Trong trường hợp này mất quyền giao cầu.

    15.4. Trong cuộc đấu, quả cầu:

    15.4.1. Rơi ra ngoài vạch giới hạn của sân. (có nghĩa là không ở trên hay không ở trong các đường biên giới hạn đó);


    15.4.2. Chui qua hoặc đi dưới lưới.

    15.4.3. Không qua lưới.

    15.4.4. Chạm mái nhà, trần nhà, tường (vật xung quanh).

    15.4.5. Chạm người hay quần áo đấu thủ.

    15.4.6. Chạm bất kể đồ vật hoặc người ngoài sân (khi cần thiết để giải thích) với kết cấu của công trình kiến trúc nơi thi đấu, những người có trách nhiệm (về cầu lông) ở địa phương (có thể có lý lẽ để bác bỏ những quy định của tổ chức quốc tế, định ra những luật lệ của địa phương về việc cầu chạm phải một vật cản trở).

    15.5. Nếu trong cuộc đấu, điểm đầu tiên chạm cầu (không phải ở phía lưới bên sân tấn công (cướp cầu), bên tấn công có thể đưa vợt theo cầu qua lưới khi đánh cầu gần lưới).

    15.6. Nếu khi cầu đang trong cuộc, đấu thủ:

    15.6.1. Chạm lưới hoặc cọc lưới bằng vợt, thân mình hay quần áo.

    15.6.2. Vượt qua sân đối phương bằng vợt hoặc thân mình ở mức độ nào đó, trừ trường hợp cho phép ở Điều 15.5.

    15.6.3. Ngăn cản đối phương khi thực hiện hợp lý một cú đánh khi cầu bay trên lưới (chắn cầu).

    15.7. Nếu trong cuộc đấu, một đấu thủ cố tình làm cản trở đối phương bằng hành động nào đó như hò hét hoặc bằng cử chỉ.

    15.8. Nếu trong cuộc đấu, cầu:

    15.8.1. Bị giữ lại trên vợt và rê trên mặt vợt khi thực hiện cú đánh (dính cầu).

    15.8.2. Chạm một đấu thủ và tiếp đó đấu thủ đồng đội Hay:

    15.8.3. Chạm vợt của một đấu thủ và tiếp tục bay về phía cuối sân của đấu thủ vừa chạm cầu.

    15.9. Một đấu thủ phạm lỗi rõ ràng (lặp đi lặp lại một cách cố tình các lỗi ở điều 18).

    Lưu ý: Trước đây những quả cầu đánh từ sân bên này sang sân bên kia, nếu khi bay cầu đi vòng ra ngoài sân (không kể cao hay thấp hơn cột lưới) trước khi vào sân bên kia là phạm lỗi. Hiện nay theo quy định mới của IBF những quả cầu này được tính là cầu tốt (không phạm lỗi).

    nguồn : từ web thể thao : Lu?t thi ??u c?u lng qu?c t? - WEBTHETHAO
    trích dẫn do QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
    CHỦ NHIỆM UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO

    Về việc ban hành Luật Cầu lồng Quốc tế

    cám ơn các bạn đã tìm ra sai sót ! mình sẽ cố gắng kiểm duyệt tốt hơn khi đăng bài ở những lần tiếp theo !

Chia sẻ trang này

Đang tải...