Niềm đam mê của hotboy cầu lông Phạm Hồng Nam

Thảo luận trong 'Tin Tức Cầu Lông' bắt đầu bởi Editor VNB, 23/10/13.

  1. Editor VNB

    Editor VNB
    Biên Tập Viên VNB

    Hồng Nam gây ấn tượng mạnh nhờ tài năng và gương mặt đẹp trai cùng chiều cao khủng.
    Từ năm lớp 4, Hồng Nam đã theo bố chơi cầu lông với các chú đồng nghiệp tại cơ quan cho vui, cho khỏe. Lớn thêm một chút, Nam nằng nặc xin bố vào đội tuyển cầu lông Hà Nội tập luyện. Ban đầu, bố Nam cũng rất đắn đo vì con đường thể thao chuyên nghiệp vất vả. Nhưng tình yêu cầu lông của người bố khiến ông cuối cùng cũng cho phép con trai đi theo tiếng gọi của con tim.
    Đến nay đã gần 10 năm, giành không ít thành tích nổi bật, cũng phải trải qua nhiều khó khăn thử thách Nam vẫn cháy trong mình sự đam mê như lúc ban đầu. Nam chia sẻ: "Đi được một đoạn dài như thế này, phải cố gắng đi đến cuối cùng chứ không thể bỏ cuộc dễ dàng được".
    2-3393-1382411210.jpg
    Là VĐV triển vọng của cầu lông Việt Nam, Hồng Nam và các đồng đội thường xuyên có những ngày tháng tập huấn và du đấu xa nhà. Cậu bạn đã được đi trên 10 nước chỉ trong vài năm nay. Mỗi lần được về Việt Nam là bạn ý lại phải tập trung tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Hà Nội tại Mỹ Đình. Thời gian ở nhà chỉ được tính trong vài tuần lễ. Nam tâm sự: "Cuộc đời tôi gắn liền với những chuyến đi. Cũng giống như các VĐV chuyên nghiệp khác, vì xa nhà từ bé nên tôi cũng quen dần. Anh em, đồng đội chăm sóc nhau thay như người thân trong gia đình".

    Đi nhiều đồng nghĩa với việc bị gián đoạn học tập liên tục. Để không quên kiến thức và có thể hòa nhập ngay sau khi trở về trường Hồng Nam còn mang rất nhiều sách vở đi tập huấn. Sáng chiều đi tập, tối lại về phòng ngồi ôn bài. Hầu như thời gian nghỉ ngơi chỉ có vào thứ 7, chủ nhật. "Vất vả một chút nhưng cũng rất nhiều điều thú vị. Tôi được đi 'du lịch' miễn phí nhiều nước, có nhiều bạn bè và cũng học được văn hóa quốc tế hay thưởng thức những món ăn ngon", Nam cho biết.

    Nội dung sở trường của Nam là đơn nam và đôi nam. Để đạt hiệu quả trong phối hợp đánh đôi phải có sự ăn ý của đồng đội. Nam kể khi tập luyện cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, căng thẳng. Nhiều lúc tập luyện và thi đấu không theo ý mình, anh cũng bị stress nặng. Vốn trầm tính, Nam cũng chỉ nghe nhạc, đi dạo và tâm sự với các bạn của mình. Nam kể có lúc căng thẳng quá còn đập đồ đạc trong phòng, nhưng lớn rồi thì không như vậy nữa.
    1-6454-1382411213.jpg
    Nghiệp VĐV nhiều áp lực nhưng cũng có những kỷ niệm khó quên. Nam kể: “Trong kỳ thi đấu giải học sinh Đông Nam Á vừa qua, tôi tham gia ở hai nội dung đồng đội nam và đôi nam. Ở trận đồng đội nam Việt Nam gặp Singapore, đánh 3 trận đơn và hai trận đôi mà Việt Nam đã thua hai trận đơn rồi. Tinh thần hơi đi xuống, nhưng cả đội cũng quyết tâm dù thế nào cũng phải thi đấu hết mình vì danh dự. Cũng chính tâm lý tốt đã giúp đội lật ngược lại thế cờ, giành lại được chiếc HC đồng quý giá".

    Khi được hỏi về tay vợt Tiến Minh, Nam cũng dành những sự khâm phục đến đàn anh của mình và cũng hy vọng sau này mình có thể ghi dấu trên đấu trường quốc tế.

    Một số thành tích của Phạm Hồng Nam:

    Họ tên: Phạm Hồng Nam
    Năm sinh: 7/4/1996
    Chiều cao: 1m83
    Sở thích: xem phim, nghe nhạc tại các phòng trà, đi lượn Hồ Tây…
    Từng thi đấu tại các nước Hy Lạp, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái lan, Slovenia...
    HC bạc đôi nam giải Hy Lạp mở rộng 2013
    HC đồng đôi nam, đồng đội nam giải HSSV Đông Nam Á 2013
    HC bạc giải vô địch đồng đội nam 2013
    HC bạc giải vô địch đồng đội nam nữ phối hợp, đồng đội nam năm 2012
    Vô địch đôi nam giải các CLB toàn quốc 2013
    Vô địch các giải trẻ toàn quốc từ năm 2010 đến nay.

    Nguồn:http://ngoisao.net
    Tags:
    sonnybao thích bài này.
  2. badmintonman

    badmintonman
    VĐV Phong Trào

    Mình không hiểu sao chỉ có Việt Nam ta là các tay vợt vừa đánh đơn vừa đánh đôi. Mình nghĩ điều này không thích hợp cản trở sự phát triển kỷ thuật. Các nước khác người ta chỉ luyện chuyên đánh đơn mà thôi. Còn đánh đôi thì có thể vừa đánh đôi nam và vừa đánh đôi nam nữ. Nữ cũng vậy chỉ đơn nữ, đôi nữ và đôi nam nữ.Về kỹ thuật cách di chuyễn, cách đập cũng như kéo lưới điều cầu của đánh đơn và đánh đôi cũng khác nhau. Đánh đơn cần sức lực dẻo dai di chuyển nhanh nhẹn tới lui trái phải với cự ly dài hơn trong đánh đôi. Từ đó bài tập thể lực di chuyển cũng khác nhau.Đánh đôi cần phản xạ nhanh, vung vợt nhanh, ra tay đập nhanh và cả kỹ thuật đánh nhẹ sát lưới. Bạn có thể thấy ngay là không giống như những yêu cầu trong đánh đơn. Trong đánh đơn ví dụ nhiều khi không cần đánh nhanh nhưng đánh một cú nào là phải chính xác đúng kỹ thuật.thì đối phương vẫn không đỡ được ví dụ những cú chặt cầu sát lưới. Chính vì thế Ratchanok trông nhỏ nhắn nhưng vẫn thắng được những đối thủ khỏe và lớn hơn mình. Nũ của VN cũng vậy không cao to nhưng nếu luyện kỹ thuật nhuyễn dẻo thì vẫn có chổ đứng trên đấu trường thế giới. Và phải lỳ cầu không nóng giận khi bị đối phương áp đảo. Đây là yếu tố rất quan trọng trong đánh đơn.
    Chúng ta cũng thấy dể hiểu tại sao giải thưởng cho đánh đôi tới 2 người chơi nhưng lại được ít tiền hơn giải thưởng cho đánh đơn. Vì rõ ràng là đánh đơn đòi hỏi kỷ thuật và thể lực cao hơn đánh đôi. Các bạn cũng thấy trông những trận đánh đôi đôi lúc người ta thắng điễm chỉ vì do phản xạ nhanh vung vợt kịp hoặc khều cầu nhanh từ cú giao cầu của đối phương...những cú đó hoàn toàn không có một kỹ thuật gì hết. Khi ta thích xem một trận hào hứng thì xem trận đánh đôi vì diễn tiến có thể nhanh hơn đánh đơn. Mình nói có thể là vì cũng có những trận đánh đôi coi rất chán vì 2 bên cứ khều cầu vào lươi´ không à. Còn nếu ta thích xem nghệ thuật thực sự của cầu lông là phải xem đánh đơn giữa hai cao thủ với nhau như trận Lee và Chen vừa rồi rất tuyệt và không thua những trận đôi về sự sôi động.
    Mong các tay vợt VN nghĩ lại về việc này. Nếu thực sự muốn trở thành VĐV chuyên nghiệp. Còn nếu không thì coi như chưa bao giờ xem bài này.
    Thân mến!
    Last edited: 23/10/13
    Editor VNB thích bài này.
  3. thekop14

    thekop14
    VĐV Chuyên Nghiệp

    a nói quá đúng nhưng nói thiệt vn mình quá thiếu nguồn lực so với các nước khác nên vđv phải kiêm tá lả nội dung,VN hiện giờ chắc chỉ có Dương Bảo Đức là tay vợt đánh đôi chất lượng, còn đơn nam thì TM là hết rồi

Chia sẻ trang này

Đang tải...