Khi chọn và đan lưới cần biết thông tin gì?

Thảo luận trong 'Vợt, Giày, Trang phục & Phụ kiện cầu lông' bắt đầu bởi Editor VNB, 2/1/14.

  1. Editor VNB

    Editor VNB
    Biên Tập Viên VNB

    Có lẽ hai thông tin quan trọng hơn cả là: số gauge và sức căng của lưới.

    1. Số Gauge: Là số chỉ độ dày (đường kính sợi) của lưới. Số gauge càng nhỏ thì đường kính sợi lưới càng lớn, nghĩa là lưới càng dày. Các thông số gauge 20, 21, 22 thuộc loại standard. Trong khi các gauge 20 micro, 21 micro thuộc loại "biến thể" thêm.

    Cũng cần lưu ý là đường kính của dây ở trên là khi chưa đan. Khi đan vào vợt và bị kéo dãn đường kính thực của dây khi đó sẽ giảm chút ít. Lưới dày (số gauge nhỏ) thì bền hơn lưới mỏng (số gauge lớn).

    Số gauge ảnh hưởng thế nào đến việc đánh cầu? Dây có số gauge nhỏ, đường kính dây lớn, sẽ chịu sức cản gió nhiều hơn, và do đó động tác đánh vợt chạm cầu sẽ chậm hơn. Ngược lại, dây có số gauge lớn, đường kính dây nhỏ, sẽ chịu sức cản gió ít hơn; kết quả là động tác đánh vợt chạm cầu nhanh hơn. Trên thực tế bạn có thấy sự khác biệt này không? Tôi thì tôi không thấy vì tôi chỉ là "dân ngiệp dư". Nhưng các vận động viên chuyên nghiệp, nhất là những người ở đẳng cấp cao nhận thấy rõ điều này. Vậy thì dây có đường kính lớn (số gauge nhỏ) có lợi gì? Các dây có đường kính lớn thường bền hơn. Và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến ... túi tiền của bạn!

    Do vậy câu đầu tiên người bán hay hỏi khi bạn đi mua lưới cầu lông là "Mua dây loại nào? BG65 hay BG66?" Dây "loại" nào chính là muốn nói đến số gauge và kiểu lõi.

    Tuy nhiên với hãng Yonex, số gauge cũng chính là số đường kính sợi (xem bảng ở dưới).
    Yonex_zps44381b27.jpg
    "Đan bao nhiêu cân?" sẽ là câu hỏi tiếp theo. Khi căng lưới vào vợt cần phải kéo căng đến một mức nào đó. Sức căng của lưới khi đó được đo bằng kilogram (thể hiện trên máy đo). Nên căng bao nhiêu thì vừa? Không có câu trả lời chung phù hợp cho tất cả mọi người, dù rằng với các loại lưới phổ biến hiện nay, có sức căng là vào khoảng 7-12 cân. Số "cân" nhỏ tức là lưới đan ít căng; còn số "cân" lớn tức là lưới đan rất căng.

    III/ Đan bao nhiêu cân?

    Sức căng của lưới thì ảnh hưởng thế nào đến việc đánh cầu. Một cách vắn tắt, người ta thể hiện sự liên hệ giữa "sức căng" với "sự khéo léo" và "sức mạnh" trong đánh cầu như sau:

    -Higher Tension = More Control (sức căng của lưới lớn hơn đồng nghĩa với việc kiểm soát đường cầu tốt hơn);

    -Lower Tension = More Power (sức căng của lưới ít hơn, đồng nghĩa với việc đánh cầu có sức mạnh hơn).

    Tại sao lại như vậy? Lưới đan chùng (sức căng thấp) sẽ giãn nhiều hơn khi tiếp xúc trái cầu. Ngay sau khi chạm vào trái cầu lưới co lại độ dài cũ của nó. Chính sự co ngay của lưới đã "tiếp thêm sức mạnh" cho cú đánh, ngoài sức mạnh của người đánh! Trong khi đó, với lưới đã đan rất căng, sự giãn rồi co của lưới là rất ít. Do đó sức mạnh của cú đánh gần như chỉ tùy thuộc sức mạnh của người chơi, chứ không có "sức mạnh được tiếp thêm" từ lưới. Tuy nhiên trong trường hợp này, vì "mọi việc" đều tùy ở người chơi nên điều đó cũng đồng nghĩa người chơi hoàn toàn kiểm soát cú đánh của mình, điều khiển được đường cầu và hướng cầu.

    Tổng hợp sự liên quan giữa sức mạnh của cú đánh (power), sự kiểm soát đường cầu(control) và độ bền của lưới (durability) khi phối hợp các trường hợp gauge và tension khác nhau. Chọn "kiểu" nào là tùy sự ưa thích, mong muốn của bạn.

    Tổng hợp.
    Tags:
  2. pxlonghcm

    pxlonghcm
    VĐV Chuyên Nghiệp

  3. tranphuhoa

    tranphuhoa
    Mới Tập Cầu Lông

    Bài viết rất hay và đầy đủ.
  4. Nobodyylam

    Nobodyylam
    VĐV Phong Trào

    thanks tác giả

Chia sẻ trang này

Đang tải...