Cú đánh cầu tốc độ nhanh nhất thế giới 421 km/h của Tan Boon Heong

Thảo luận trong 'Tin Tức Cầu Lông' bắt đầu bởi BuiDat, 22/12/11.

  1. BuiDat

    BuiDat
    VĐV Bán Chuyên

    với cây vợt ArcSaber Z-Slash Tan Boon Heong đã có 1 cú smash với tốc độ lên đến 421 km/h(262 mph)

    [​IMG]

    Kỉ lục trước đó thuộc về tay vợt Nhật Bản Naoki Kawamae với cú smash 414 km/h (257mph).

    [video=youtube;GTS95B652pw]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=GTS95B652pw[/video]
    Tags:
  2. alibaba

    alibaba Guest

    cái nì không hấp dẫn bằng những cú đánh trực tiếp khi đấu... chỉ là hình thức à....:-?:-?
  3. gatapchoi

    gatapchoi Guest

    đập khiếp thật
  4. vnbadminton152

    vnbadminton152
    VĐV Chuyên Nghiệp

    tởm thật đấy :-s
  5. UrielThien

    UrielThien
    VĐV Phong Trào

    đợi tay nào đập được 500km/h, hehehehhe
  6. ga4ever

    ga4ever
    VĐV Phong Trào

    Công nhận khủng thật .
    Cặp của trung quốc có bác Fu cũng đánh tay trái đập cũng rất là ác @@, trong thi đấu mà toàn đập xấp xỉ 300km/h :|
  7. nhochanh

    nhochanh
    VĐV Phong Trào

    Trong thi đấu thì:

    Taufik thì smash là 305km/h

    [video=youtube;5r590F7mRTw]http://www.youtube.com/watch?v=5r590F7mRTw[/video]

    Back hand smash thì 260km/h (~ = Tiến Minh và Lindan smash TB)

    [video=youtube;eEsARpxuYTM]http://www.youtube.com/watch?v=eEsARpxuYTM[/video]

    Mạnh nhất đến giờ vẫn là: Fu Haifeng -China tầm 320-345km/h

    [video=youtube;B9V6Ou9Bt6E]http://www.youtube.com/watch?v=B9V6Ou9Bt6E&feature=related[/video]
  8. nhochanh

    nhochanh
    VĐV Phong Trào

    Còn cái vụ đập mà 0 trong thi đấu mà đập kiểu trên thì trên TG có mà đầy, chẳng qua chưa ai thử thôi, đập kiểu đó chắc em cũng phang đc cỡ đó ấy chứ ;-), Clip trên cùng smash 421km/h là QC vợt thôi!
  9. lumcauchuyennghiep

    lumcauchuyennghiep
    VĐV Chuyên Nghiệp

    Bác này chắc đúng là cao thủ rùi, bữa nào giao lưu để anh em học hỏi nha......:-bd:-bd
  10. nhochanh

    nhochanh
    VĐV Phong Trào

    Cao thủ gì chứ, ở chỗ mình đánh có mấy em sinh viên (năm 2->năm 4) học chuyên sâu cầu lông nó đập khiếp lắm, nếu đập mà 0 cần độ chính xác thì cũng đến cỡ đó mà U, 0 cần phải xoáy cái vụ học hỏi gì đâu, bữa nào 0 tiện U thử bỏ lưới ra kêu 1 người phát cầu rồi lấy hết sức mà phang đo(nếu có máy đo hay dùng súng bắn tốc độ ý) 0 lẽ 0 trên 400km/h à ;-) Thực ra ý mình nói đến việc đánh nhanh và mạnh phải là trong sân cầu (có lưới) và điểm rơi nằm trong sân kia kìa, chứ đánh mà vào khoảng không thì ai mà bảo kỉ lục bao giờ, cái clip đó 1 phần cũng ý nói cây vợt ấy chịu lực tốt thôi, 1 cách PR của hãng thôi, đứng quá quan trọng việc tốc độ nhanh....
  11. GERMANY

    GERMANY Guest

    chắc trâu bò quá
  12. UrielThien

    UrielThien
    VĐV Phong Trào

    Ông Germany này cũng super - trâu bò nà, kakakaka, mà đập cầu đi được 3km/h we', cầm vợt quăng chắc được 300km/h, hé hé hé hé.
  13. UrielThien

    UrielThien
    VĐV Phong Trào

    Sorry chứ cái ni mình hem đồng ý lém. Nếu mấy tay CL tuyển của mình mà đập được >300km/h thì ra đấu trường TG không khổ sở như bi h. Lấy Tiến Minh làm VD thui, xem trong clip thấy mấy tay Chai-nờ đập cầu anh Minh bò ra sân và ... bất lực nhìn cầu ko hà, mà lúc đó cầu đi còn chưa tới ngưỡng 300km/h nữa. Trong khi lúc tập thì toàn cho tụi đội tuyển đập thoải mái để đỡ lun! Điều đó có nghĩa là sức & lực dân Việt mình chưa tới đẳng đó nên lúc tập đập cầu cao lắm hết sức chừng 250-280km/h thui, rùi vào trận thì chắc còn 200km/h j j đó thui, cũng nhanh pàko' rùi. Nhìu khi bác dòm các anh em tập đập thấy nhanh zị chứ biết đâu thực đo ko bao nhiu thì seo. Xơ-ri bác cho em chém xíu.
  14. nhochanh

    nhochanh
    VĐV Phong Trào

    anh đâu có nói là tập đâu, anh nói phang mà, em có hiểu từ phang cầu 0, 0 cần biết điểm rơi, 0 cần biết đang đứng ở đâu, chỉ có cây vợt và cái sân nào đó, xong 1 người phát cầu 1 người đập em đo thử xem có lên cỡ đó 0, 0 lẽ em yếu dữ vậy ;-) chả lẽ cả TG này 0 ai đập như thằng ku trong clip, em có hiểu anh nói 0?

    mà em có phải đánh ở sân Bộ CA 0 vậy? em hơi mập còn rất trẻ đúng 0?
  15. UrielThien

    UrielThien
    VĐV Phong Trào

    Em á hả, 1985, hì, hem pít zị là trẻ hay sồn sồn trong diễn đàn này ta??? Mập thì em hem pít nhưng chỉ số BMI cũng ok lắm: cao 1m7, nặng 65kg, cận 14diop/2 mắt. Bộ CA lúc xưa có oánh vài lần hay sao á (đi theo ông GERMANY rủ), mà anh có đi giao lưu sân petro 3-5 LHP thì lâu lâu chắc cũng gặp, lúc trước oánh thường xuyên sau này em nghĩ nhưng cũng hay giao lưu ở đó, sân Petro bi h có thằng ku tuyển Đồng Tháp hay An Giang gì gì đó oánh cũng hay lém. Em oánh ở đó (sân LHP) tối 3-5-7 từ 8h-10h, sân có gái ẹp oánh hay, em quánh hạng lông gà, hehehe.
  16. nhochanh

    nhochanh
    VĐV Phong Trào

    Thôi 0 nhắc đến chuyện này, mời các bác xem bài phân tích để từ đó mua vợt cho chuẩn, bác nào chuyên công thì xem nhé, em là rơ thủ em chỉ xem cho vui thôi ;-)

    (Theo Yonex - yonex.co.jp) Các nhà chuyên môn của hãng đã thử phân tích chiếc vợt cầu lông hoàn hảo nhất sẽ như thế nào.Vợt cầu lông nếu trọng lượng dao động khoảng 78 đến 95 gam thì khi có độ dẻo cao(nhưng không được quá mềm khi đập cầu đi với tốc độ lớn không được cong quá 50 độ và khung vợt trở về trạng thái thẳng ban đầu không được quá 1,5 giây) thì khi đập cầu có lực đi dưới 200km/h lực đàn hồi của vợt sẽ tăng thêm tốc độ của quả cầu thêm khoảng từ 5% đến 15% nhưng khi đập cầu có lực đi trên 200km/h và nhỏ hơn 600km/h chính độ dẻo của vợt làm giảm lực đi của quả cầu khoảng 26% lực ,do độ đàn hồi của vợt nhỏ hơn vận tốc đập cầu của người đánh nên không những hỗ trợ tăng thêm tôc độ mà còn hấp thụ đi môt phần lực cụ thể là khoảng 5% đến 26%lực.

    Vì vậy theo lý thuyết nếu người đánh đập cầu đi với tôc độ cao hơn 200 km/h và nhỏ hơn 600km/h mà vợt cứng dao động nhỏ hơn 0,5 độ và dây đan trên mặt vợt dao động tại điểm chạm vào quả cầu nhỏ hơn 0,05 độ (dây này cần căng lực 120kg = 264,12 lps gấp gần 8 lần bình thường (14kg)) thì quả cầu sẽ đi đúng bằng tốc độ đập cầu của người đánh.

    Khi các nhà chuyên môn đo tốc độ đập lớn nhất của đôi vận động viên nam số 1 của trung quốc nghĩa là từ lúc vợt chạm vào cầu từ điểm chạm đó đến khi vợt đi tiếp tính tốc độ của thân vợt là 498km/h (đôi vận động viên này đập cầu bằng vợt bình thường với dây cước căng 14kg trong 500lần có tốc độ lớn nhất 350km/h so với tốc độ kỉ lục của họ tại giải cầu lông mở rộng của mĩ năm 2006 là 332km/h )nếu ko có lực đàn hồi hấp thụ.Với lực đập mạnh khủng khiếp này nếu thủ vợt giữa người đứng giữa sân cầu lông thì nếu cách người từ 2m trở lên thì không môt vận động viên nào chạm kịp vào cầu .

    Nếu vợt được làm cứng như kim cương thì độ dẻo của vợt gần như bằng 0 .Cán vợt chỗ tay cầm và phần chữ T là nơi tiêp giáp cán vợt chỗ tay cầm và mặt vợt cần 2/3 viên kim cương lớn nhất thế giới phát hiện ở Nam Phi hôm 27/8/07 tìm được viên kim cương lớn nhất thế giới nặng đến 7.000 carat ở tỉnh North West ,phần cán vợt chỗ tay cầm sẽ làm rỗng cho nhẹ chỉ cần dày gần 0,3mm ,các phần khác cắt thật mảnh với 20 đoạn ở mặt vợt ,3 đoạn ở thân vợt ,một nửa sẽ làm với mỗi đoạn có rãnh hai bên đầu phía bên ngoài ,một nửa sẽ làm với mỗi đoạn có rãnh hai bên đầu phía bên trong để có thể vít các đoạn này lai với nhau thật chặt .Để hoàn thành chiếc vợt này nếu với 10 người chế tác kim cương là thợ bậc 8 cần 1200 h để hoàn thành .Số tiền của chiếc vợt khoảng từ vài chuc triệu đến gần 100 triệu $ vì viên kim cương lớn nhất thế giới chưa đươc đặt giá chính thức

    Không chỉ có vợt mà dây vợt cũng quan trong vì khung của vành vợt được làm bằng kim cương nên có thể chịu được lưc căng tối đa của dây vợt là 150 kg (1105 lbs) nếu khung có đường kính 2mm ,hơn 10 lần mức chịu lực của vợt bình thường chỉ chịu được lực căng tối đa 14kg nên có thể căng dây 120kg như lí thuyết ,Dây làm bằng vật liệu có tên Ultrastructure bao gồm hợp kim niken ,vàng,.....dây sẽ có trọng lượng nặng gấp gần 1,2 lần sắt tổng trọng lượng là khoảng 45g gấp khoảng 6,4 lần dây cước bình thường ,nhưng do vợt được làm bằng kim cương vô cùng cứng và bền chỉ cần có đường kính 2mm vợt bình thường có đường kính 6 đến 7mm nên rất nhẹ khoảng 30 g vợt bình thường nặng 78g đến 90g(kim cương làm từ phân tử Cacbon vật liệu vợt cầu lông bình thường gần 99% cũng làm từ vật liệu Cacbon )nên tổng trọng lượng của vợt 30g +dây vợt 45g +dây quấn cốt cán vợt 7g + dây quấn cán 7 gam =89g so với vợt bình thường là 85g + dây vợt 7g +dây quấn cốt cán vơt 7g + dây quấn cán 7 g = 106 g.

    Tuy tổng trọng lương của chiếc vợt cực ki đặc biệt này (nếu được làm) nhẹ hơn vợt bình thường rất nhiều nhưng do đầu nặng hơn thân vợt rất nhiều nên chỉ dành cho người chơi công còn người thích thủ sẽ ko hợp.
    UrielThien thích bài này.
  17. nhochanh

    nhochanh
    VĐV Phong Trào

    Còn cái này xem vui thôi: Những đường cầu sấm sét - YuMe


    [​IMG]

    Trong cầu lông, ngoài những điểm số ghi được do đối phương tự đánh hỏng cầu thì phần lớn điểm ghi được là từ những quả đập cầu (thuật ngữ trong Tiếng Anh là smash). Quả smash không phải là nhân tố quá quan trọng quyết định ván đấu. Nếu cứ smash liên tục trong suốt trận thì sẽ tự “giết” mình và làm cho phong cách đánh của mình trở nên nhàm chán thôi. Tuy nhiên, trong cầu lông không smash thì khó có thể ăn điểm (như đã nói ở trên).
    Do đó nếu không có những cú đập cầu tốt thì ta chỉ còn có cách đánh đưa đẩy (rally) chờ cho đối thủ ... “tự sát” để minh ghi được điểm. Đấy gọi cách đánh “dưỡng sinh” hay còn gọi là “rơ ông già”.
    Theo định nghĩa trong cầu lông, đập cầu (smash) là một cú đánh mạnh từ trên cao làm cho trái cầu đi nhanh qua phần sân đối phương và theo chiều hướng đi xuống. Đập cầu được chia ra đập cầu thuận tay (forehand smash) và đập cầu trái tay (backhand smash). Trong đập cầu thuận tay lại chia ra đập cầu thuận tay thông thường, không có dậm nhảy và đập cầu kết hợp với dậm nhảy (jump smash), trong đó jump smash là kỹ thuật rất khó nhưng thường được các vận động viên có đẳng cấp cao áp dụng để giành thế chủ động và ghi điểm.
    Kỹ thuật đập cầu là một kỹ thuật liên hoàn, lực phát ra gọi là lực liên kết hay cộng lực. Nhảy đập cầu là một chuỗi quá trình truyền động theo một quy đạo đường cong từ dưới chân qua thân rồi lên đến khuỷu tay và cánh tay. Và nói chung đấy là một chuỗi động tác rất đẹp mắt.
    Sau đây mình xin được giới thiệu với mọi người những hình ảnh về cú jump smash của các tay vợt hàng đầu thế giới. Kết quả của những pha dậm nhảy đập cầu là trái cầu xé gió với tốc độ còn hơn một chiếc F1!
    Trước hết phải nói đến là Fu Hai Feng (Phù Hải Phong - Trung Quốc). Anh là tay vợt đánh cặp với Cai Yun. Fu Hai Feng là tay vợt có cú đập cầu với tốc độ nhanh kỷ luc. Năm 2005, anh đã được ghi vào kỷ lục thế giới với cú đập cầu có tốc độ hơn 208 dặm/h (khoảng 332km/h)!


    [​IMG]
    [​IMG]
    Tiếp theo là Lin Dan. Tốc độ cầu kỷ lục của anh trong trận chung kết đơn nam tại giải Thomas Cup 2008 gặp Park Sung Hwan, được máy tính ghi lại là 339km/h. Đấy đích thực là cú đánh sấm sét!

    [​IMG]
    [​IMG]
    Một tay vợt mình cũng rất thích là Taufik Hidayat (Indonesia). Điểm mạnh của Hidayat là những pha trái tay (backhand) với tốc độ cầu kỷ lục là 250km/giờ và những pha nhảy lên đập phải tay( forehand jump smash) đầy uy lực. Anh đã có 1 pha forehand jump smash như vậy và được ghi kỷ lục là 1 trong những cú smash nhanh nhất thế giới đạt tốc độ 305km/giờ trong trận đấu với Ng Wei của giải vô địch thế giới năm 2006.

    [​IMG]
    Lee Chong Wei (Malaysia) là tay vợt có thế mạnh về phòng thủ, tuy nhiên anh cũng có những cú smash đầy uy lực. Tốc độ smash cao nhất của anh được ghi lại là 332km/h! Quả là đáng nể phải không?

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngoài ra không thể không kể đến Peter Hoeg Gade (Đan Mạch).
    [​IMG] [​IMG]
    Tiến Minh của chúng ta, tay vợ số 7 thế giới.
    [​IMG]
    Howard Bach, tay vợt người Mỹ gốc Việt đánh đôi cùng Tony Gunawan. Cặp đôi này đạt từ chiếc huy chương vàng cầu lông đôi nam tại Đại hội thể thao Pan Am, đến chức vô địch tại các Giải Brazil 2003 mở rộng, Guetemala 2003 mở rộng, Giải Peru 2004 mở rộng... Ưu thế của Bach là thể lực sung mãn, di chuyển nhanh, sức bật tốt cùng với những cú smash cực mạnh từ cuối sân và cú tạt cầu nhanh trong phòng thủ. Tất cả đã cùng với sự khôn khéo về chiến thuật và trình độ kỹ thuật trên lưới điêu luyện của Tony Gunawan thành “cuộc phối hợp chết người” theo lời Kwun Han, người quản trị trang web badminton.central.com, đủ tạo ra áp lực rất mạnh và liên tục lên mọi đối thủ trong sân.

    [​IMG]
    Kaveh Mehrabi (Iran)
    [​IMG]
    Kenichi Tago (Nhật Bản), số 5 thế giới.
    [​IMG]
    Và các tay vợt khác...
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    UrielThien thích bài này.
  18. nhochanh

    nhochanh
    VĐV Phong Trào

    @UrielThien: Tả vậy có lẽ anh 0 nhớ nhưng anh thì cũng hay giao lưu nhiều (đa phần đc mời chứ làm biếng lắm, già rồi) nhưng có lẽ gặp thì anh sẽ nhớ ngay, anh thì nhỏ con cao 1m62 năng 52kg đánh ở ĐHSP chân có xăm báo(Puma) 0 biết em có biết anh không, sân LHP thì anh giao lưu tối 2-4-6 sân anh Khải em ạ ;-)
  19. nhochanh

    nhochanh
    VĐV Phong Trào

    Có bài viết về cú đập của Tan Boon Heong nè:

    Về kỉ lục này hiện đang có nhiều tranh cãi và cuối cùng thì Tan cũng thừa nhận là kết quả này không khách quan vì nó được thực hiện trong 1 buổi thử vợt của Yonex,các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây,theo đó kỉ lục thế giới vẫn thuộc về Fu Haifeng với tốc độ 332 km/h :

    The fastest badminton smash ever hit in tournament match play was the smash shot that was hit by Fu Haifeng, badminton doubles player from China, who achieved this world record speed at the Sudirman Cup badminton tournament that was held in 2005. Fu Haifeng, former doubles world champion had hit this powerful smash at a stunning world record speed of 332 km/h (That's 206 miles per hour).
    Tạm dịch như sau : Cú đập nhanh nhất thế giới trong trận đấu được thực hiện bởi Fu Haifeng,VĐV đánh đôi người Trung Quốc,người đã thiết lập kỉ lục tốc độ này tại giải Sudirman Cup năm 2005.Fu Haifeng,cựu vô địch thế đã đập cú đập uy lực này với 1 tốc độ ấn tuợng 332 km/h

    Later in 2009, Malaysian badminton player Tan Boon Heong of Malaysia recorded an even faster smash, that was timed at 421 km/h (262 mph), when racket manufacturers Yonex were carrying out speed test of their new Arcsaber Z-slash brand of rackets. However this record is not counted as an official world fastest basminton smash record, since this shot was not played during actual match play, and was not recorded by BWF (Badminton World Federation) officials.

    Sau đó vào năm 2009,VĐV người Malay Tan Boon Heong đã lập được thành tích thạm chí còn nhanh hơn,đó là 421 km/h khi nhà sản xuất Yonex thử nghiệm độ nhanh của dòng vợt mới Arcsaber Z-slash.Tuy nhiên thành tích này không đươc tính như là 1 kỉ lục nhanh nhất thế giới vì nó không được thực hiện trong 1 trận đấu và không được BWF (Liên đoàn cầu lông thế giới) chứng nhận

    Badminton is one of the fastest racket sports in the world and a badminton smash clocks the fastest initial speeds of racket movement and fastest shuttle speeds of the smashed shuttlecock immediately after being hit. Due to the unique aerodynamic properties of the feathered shuttlecock, there is considerable air drag when the birdie (shuttle) flies through the air, which fast reduces the speed of the shuttle rendering the game playable.

    Cầu lông là 1 trong những môn thể thao đánh vợt nhanh nhất thế giới và tốc độ đập cầu được tính từ lúc động tác ra vợt nhanh nhất và tốc độ của cầu nhanh nhất ngay sau khi được đánh (theo mình hiểu nôm na là tốc độ quả cầu ngay sau khi bị đánh).Do tính chất khí động học đặc biệt của lông cầu,có lực ma sát đáng kể khi quả cầu bay trong không khí làm giảm tốc độ bay nhanh của quả cầu để có thể chơi được môn này

    Nguồn: badmintonbook.com

    or:
    Fastest badminton smash - world record | My Badminton Book
    UrielThien thích bài này.
  20. UrielThien

    UrielThien
    VĐV Phong Trào

    Anh kiếm được mấy bài hay we', thank kìu sô mớt chờ. Chắc gặp a rùi e nhớ chứ a tả vậy em cũng bó chiếu!hihihi

Chia sẻ trang này

Đang tải...