Đôi giày kumpoo cách đấy gần hai năm đã mòn, lại không có công nghệ tăng cường giảm chấn. Do đó quyết định mua đôi giày mới, tham khảo một vòng thì phải nói là hoa cả mắt, rối cả óc với những lời nhận xét rất trái chiều, và vô vàn sản phẩm ngoài kia. Theo thông kê của một chương trình chuyên về giày thì 90% khách hàng chọn vì mẫu mã, và thương hiệu chứ ít ai quan tâm đến công năng, và phù hợp với bàn chân, dáng đi, dáng đứng, chịu lực. Cũng muốn hiểu khi mình chọn đôi giày, vì hiểu được giày đóng vai trò rất quan trọng trong môn cầu lông, giúp giảm chấn thương, tăng cường hiệu quả di chuyển. Sau vài ngày ngồi tìm hiểu các hãng giày phổ biến trên thị trường thì có một số chia sẽ về công nghệ của các hãng, công năng được tích hợp vào từng đôi giày để giúp các bạn chọn giày phù hợp với lối chôi của mình Trong phạm vi kiến thức ít ỏi, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn hoặc bạn nào có kinh nghiệm hay thì bổ sung thêm Trước tiên là phải hiểu về cấu tạo đôi giày: (hình minh họa thôi nha) Cấu tạo tiêu chuẩn giày gồm 3 thành phần chính: trên, giữa, và đế. Chức năng của từng thành phần thế nào 1. Trên : kết nối giày với bàn chân. Thân phải tạo cảm giác thoải mái, và kết nối chắc chắn cho bàn chân. Thông thường loại giày thể thao sẽ có những thiết kế dây chằng chéo (bạn để ý sẽ thấy) ngay gần trụ chân và gót. Về chất liệu thì khá phong phú từ các hãng, kiểu dáng màu sắc bắt mắt, sau đây là một số chất liệu từ các hãng nhưng đa số vải từ các sợi tổng hợp hay carbon tổng hợp ví dụ như: P.U. Leather, Polyester Mesh, Super fiber fabrics, High density PU, Sandwich mesh, Carbon 2. Giữa: giúp bàn chân êm ái, và giảm những xung chấn hay va chạm từ mặt đất đến lòng bàn chân. Phần này rất quan trọng giúp giảm chấn thương. Và thường đôi giày mắc tiền có phần giữa tốt với nhiều chất liệu, công nghệ giảm chấn. Chú ý: để biết được đôi giày mình có giảm chấn thì thành phần quan trọng là TPU và EVA ngoài ra một số hãng tăng cường thêm công nghệ riêng như Yonex có Power Cushion, Victor có ENERGYMAX3.0, Babolat có KS System, còn Kumpoo thì đơn giản với TPU. TPU càng tinh khiết thì mức độ hấp thụ chấn động tốt nhưng tất nhiên sẽ mắc. 3. Đế: tạo độ bám và chống xoắn hay gọi là chống lật cổ chân. Hiện nay có rất nhiều chất liệu, kiểu dáng của đế. Có hãng còn dùng carbon để tăng độ bền. Ngoài ra nhiều hãng còn tích hợp công nghệ/vật liệu giúp tăng độ nảy khi di chuyển hay nhảy đập. Đa số cấu tạo bởi cao su (Rubber) tùy vào độ tinh khiết mà giúp đế có độ bám trên sân thảm. Các hãng cũng có vô vàn công nghệ phụ trợ riêng để giúp tăng cường khả năng bám, ổn định, co giãn, hay tạo độ bật, hay độ bền... Cuối cùng thông số không thể bỏ qua đó là trọng lượng giày tốt thường tích hợp nhiều công nghệ/vật liệu nhưng trọng lượng lại nhẹ. Bạn cần tìm hiểu rõ thông số này nhé. Bạn nên thử giày trước khi mua, mang vào và thử di chuyển để cảm nhận trọng lượng, độ êm, không gian và kích thước. Sau đây giới thiệu một số thông số công nghệ điển hình quan trọng của các hãng: 1. Yonex: bạn sẽ hiểu vì sao giày Yonex mắc Power Cushion : công nghệ giảm chấn ở gót và mu bàn chân Solid E.V.A : tạo độ êm cho bàn chân DURABLE SKIN: giúp giữ form giày. ToughBrid Light: da tổng hợp tăng cường độ bền. Tham khảo thêm công nghệ Yonex 2. Victor: V-Shape Toe: cho người có ban chân thon và dài U-Shape Toe: bàn chân to bề ngang V-Durable : da tổng hợp mềm giúp tăng độ co giãn. ENERGYMAX3.0: công nghệ giảm chấn tăng cường LS-S : giúp ổn định trong di chuyển cường độ cao và liên tục Tham khảo thêm công nghệ Victor 3. Kumpoo: khá đơn giản Fiber fabrics: vải sợi tổng hợp tăng độ bền High density PU, Sandwich mesh: tạo độ ôm, mềm, giữ form giày. Đế: Raw rubber+MD+TPU+Carbon piece (một số giày lược bỏ TPU, Carbon piece thay bằng EVA để giảm giá thành) http://www.kumpoo.com/info.asp?cid=16Tham khảo thêm thông tin giày tại 4. Babolat (khá mới nhưng cũng khá hấp dẫn và chất) Michelin Performance: Babolat hợp tác với hãng lốp xe, để sản xuất phần đế với thiết kế đặc thù cùng chất liệu cao cấp. Tạo độ bám và ổn định trong khi di chuyển với cường độ cao và liên tục KS System: Babolat dùng TPR (Thermo Plastic Rubber) dạng ống (tube) để giúp hấp thụ chấn động mạnh từ những cú nhảy đập. TPR có nhiều ưu điểm hơn TPU nhưng mắc hơn OCS2: thiết kế độc quyền về vân bám, hình dáng của đế. Chống lật cổ chân, tăng bám, và độ bền HTS 360: thiết kế dây chằng chéo đặc thù ôm gót chân, mu bàn chân Spring VK: công nghệ riêng tạo lợp đệm mu bàn chân giúp bật nhảy, và tiếp đất êm bằng mu bàn chân Spring Flex System: chống trượt chân đế với thiết hình gợn sóng. Mình khuyên các bạn nên lên trang web nhà sản xuất để tìm hiểu thông số giày trước khi mua, nên chọn hãng nào công bố thông tin chi tiết đáng tin cậy. Bây h mình có thể tự tin tìm được đôi giày phù hợp nhu cầu, công năng và túi tiền....hy vọng cũng ích cho các bạn đam mê cầu lông Thân chào
mình cần tìm 1 đôi giày bền và quan trọng là cushion tốt,trong tầm trung chắc chỉ có victor với lining,ko biết cái nào tốt hơn nhỉ ?