Bật Mí Ý Nghĩa Các Vạch Trên Sân Cầu Lông Cho Các Bạn Mới Chơi

Thảo luận trong 'Tin Tức Cầu Lông' bắt đầu bởi Editor VNB, 19/10/22.

  1. Editor VNB

    Editor VNB
    Biên Tập Viên VNB

    Cầu lông là bộ môn phát triển bật nhất hiện nay trên toàn Thế giới, có thể nói cầu lông chiếm số lượng người chơi cực kỳ lớn. Bộ môn thể thao này cũng dễ tiếp cận đến những người lớn tuổi vì họ chơi để rèn luyện sức khỏe, độ dẻo dai và giao lưu. Cũng giống như bất kỳ sân thi đấu thể thao nào, sân cầu lông có những quy định riêng về kích thước và cũng có rất nhiều bạn thắc mắc về ý nghĩa các vạch trên sân cầu lông. Sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.

    1. Kích thước dành cho sân cầu lông
    Trước khi các bạn tìm hiểu về ý nghĩa các vạch trên sân cầu lông thì điều cơ bản nhất các bạn cần biết kích thước tiêu chuẩn của một sân cầu lông như thế nào.

    1.1 Kích thước sân và vạch kẻ
    - Chiều dài sân: Chiều dài tiêu chuẩn là 13,4m. Phần lưới được đặt chính giữa chia đều sân thành 2 phần cân xứng và bằng nhau.

    - Chiều rộng sân: Chiều rộng sẽ phụ thuộc vào hình thức chơi là đánh đơn hay đôi. Đối với sân cầu lông đơn thì chiều rộng sân sẽ là 5,2 - Còn sân cầu lông đôi là 6,1m.

    - Vạch giao cầu: Đường vạch này có chiều dài tiêu chuẩn 0,76m so với đường biên.

    - Khoảng cách tính từ lưới đến vạch giao cầu ngắn là 1,98m.

    - Chiều dài của đường kẻ vuông góc với lưới so với đường biên là 3,88m.

    [​IMG]



    1.2 Kích thước lưới và chiều rộng vạch kẻ
    - Đường vạch kẻ trên sân cầu lông thường được vẽ màu sơn vàng hoặc trắng để dễ dàng phân biệt.

    - Tất cả các vạch kẻ có chiều rộng 40mm.

    - Chiều cao lưới cầu lông tính từ mặt sân lên tới đỉnh là 1,524m, hai đầu dưới và biên dọc sân cao 1,55m.

    - Sân cầu lông hiện hành có bề rộng lưới là 760mm và chiều dài 6,7m.

    - Lưới sân cầu lông được làm bằng chất liệu sợi nylon mềm, dây gai có các mắt đều nhau tối thiểu 15mm và tối đa 20mm. Phần đỉnh bắt buộc phải phủ lên dây hoặc cáp lưới, được cặp bằng nẹp trắng chạy xuyên hai đầu lưới.

    - Cột lưới cao 1m55 tính từ mặt mặt sân lên đến đỉnh. Yêu cầu của hai cột lưới là đứng thẳng và chắc chắn. Cột lưới cũng như các phụ kiện đi kèm phải nằm ngoài phạm vi sân thi đấu.

    - Bất kể trận đấu đơn hay đôi thì hai cột lưới cũng được đặt trên đường biên. Hiện có hai loại cột mà các khu tập luyện cầu lông hay lắp đặt là thiết bị xếp đa năng dành cho sân chuyên nghiệp và cột bánh xe giúp dễ dàng di chuyển.

    2. Ý nghĩa các vạch trên sân cầu lông
    Môn thể thao cầu lông thường được người chơi đặc thù trên thảm cao su hoặc sàn gỗ. Yêu cầu tiêu chuẩn của một sân phải có đủ các đường kẻ vạch sân cầu lông đơn và đôi. Dươi đây là ý nghĩa các vạch trên sân cầu lông:

    - Baseline(vạch biên ngoài): Đây là vạch biên ngoài cùng của sân cầu lông, ý nghĩa của vạch Baseline trên sân cầu lông dùng cho cả nội dung đánh đôi và đánh đơn, khoảng cách giữa 2 vạch này là 13.4m

    - Center Line(vạch trung tâm): Vạch này nằm vuông góc với đường Baseline, ý nghĩa của vạch Center Line trên sân cầu lông là sử dụng để phân chia phần sân thành 2 phần nửa trái và nửa phải, đây cũng chính là ranh giới vùng giao cầu của người chơi.

    [​IMG]

    - Short Service Line(vạch giao cầu ngắn): Đây là vạch giao cầu ngắn, người chơi sẽ đứng dưới vạch này để thực hiện pha dao cầu (Không được đè chân vào vạch). Ý nghĩa của vạch Short Service Line trên sân cầu lông là giới hạn phần diện tích cầu rơi hợp lệ khi đối phương phát cầu.

    - Long Service Line( vạch giao cầu dài): Đây là vạch phát cầu dài, nằm song song với vạch phát cầu ngắn, nằm giữa vạch biên ngoài và vạch giao cầu ngắn, cách vạch biên ngoài 0.76m, cách vạch giao cầu ngắn 3.96m.

    - Double Sideline(vạch biên dọc): Đây là vạch biên dọc ngoài cùng của sân cầu lông, ý nghĩa vạch Double Sideline dùng để giới hạn phần sân trong nội dung đánh đôi.

    - Single Sideline( vạch biên trong): Vạch này song song với Double Sideline, ý nghĩa vạch Single Sideline dùng để giới hạn phần sân cho nội dung đánh đơn, cách vạch Double Sideline 0.46m.

    3. Cách vẽ sân cầu lông đạt chuẩn
    Nếu đã biết về kích thước và ý nghĩa các vạch trên sân cầu lông thì các bạn còn ngần ngại gì nữa mà không tìm hiểu thêm về cách vẽ sân cầu lông:

    - Một mặt sân phẳng thường có kích thước 17.4 x 10.1m.

    - Chuẩn bị một thước dây có chiều dài khoảng 30 - 50m.

    - Vài cuộn băng keo dính dán nền sân.

    - Một xô nước sơn trắng hoặc vôi đúng yêu cầu sân cầu lông.

    - Một cây lăn sơn hoặc cây lọ sơn loại nhỏ vừa kẻ vạch.

    - Cuối cùng là cần ít nhất từ 2-3 người trở lên.


    Sau các bước chuẩn bị, bạn cần phải đo bằng thước dây và đánh dấu các điểm chính trên sân cầu lông. Dùng băng keo dính để tạo cho đường vạch sân cầu lông đơn và dùng sơn hoặc vôi quét tạo thành đường biên. Cuối cùng khi nước sơn trắng đã khô thì nên lột bỏ băng keo dính, thực hiện bước này xong là đã hoàn thành được vạch kẻ sân cầu lông.

    Xem thêm: Bật Mí Chi Phí Làm Sân Cầu Lông Cho Những Bạn Chưa Biết

    4. Phạm vi giao và nhận cầu trong cầu lông
    Ngoài những kích thước, ý nghĩa các vạch trên sân cầu lông, thì chúng ta cũng nắm ít kiến thức về cách giao và nhận cầu để khi áp dụng vào trận đấu một cách thành thuật không bỡ ngỡ.

    - Đối với sân đánh đơn : phạm vi giao và nhận cầu được giới hạn bởi đường trung tâm, vạch giao cầu ngắn, đường biên dọc phía trong và đường biên ngang (cũng là vạch giao cầu dài). Tùy vào điểm số bạn hiện có mà khu vực đứng giao cầu sẽ nằm bên trái hoặc bên phải.

    [​IMG]

    Nếu người giao cầu chưa ghi điểm hoặc có điểm số chẵn, họ sẽ đứng giao cầu ở khu vực giao cầu bên phải. Tương ứng, người nhận cầu cũng sẽ đứng ở khu vực bên phải trên sân của mình.

    Nếu điểm của người giao cầu là điểm lẻ, họ sẽ đứng giao cầu ở khu vực giao cầu bên trái. Tương ứng, người nhận cầu cũng sẽ đứng ở khu vực bên trái trên sân của mình.

    - Đối với sân đánh đôi: phạm vi giao cầu rộng hơn nhưng lại ngắn hơn khi đánh đơn. Phạm vi này được giới hạn bởi đường trung tâm, vạch giao cầu ngắn, đường biên dọc phía ngoài và vạch giao cầu dài phía trên.

    [​IMG]

    Tương tự như khi đánh đơn, nếu đội giao cầu chưa ghi điểm hoặc có điểm số chẵn, thành viên giao cầu sẽ đứng ở khu vực giao cầu bên phải. Lúc này, chỉ thành viên đứng ở khu vực bên phải của đội nhận cầu mới được quyền đánh trả.

    Nếu điểm của đội giao cầu là điểm lẻ, thành viên đứng ở khu vực giao cầu bên trái sẽ là người giao cầu và chỉ thành viên đứng ở khu vực bên trái của đội nhận cầu mới được quyền đánh trả.

    Bài viết ở trên chia sẻ những ý nghĩa các vạch trên sân cầu lông cho các bạn dễ tìm hiểu. Hy vọng qua bài viết lần này sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin bổ ích và có những kiến thức riêng cho bản thân minh để nâng cao trong quá trình chơi cầu hơn. Chúc các bạn có những trải nghiệm thật tuyệt và vui vẻ.

    Xem thêm: Cách Tính Điểm Cầu Lông Cho Các Bạn Mới Chơi
    Tags:

Chia sẻ trang này

Đang tải...