phân tích kĩ thuật cầu lông toàn diện trong cầu lông đòi hỏi các VĐV phải thực hiện các pha cầu đòi hỏi về sức khoẻ, chiều cao, kỹ thuật. Qua các giải đấu tôi đã được xem và tìm hiểu thêm về phân tích kỹ thuật trong cầu lông qua các giải đấu trong nước (sưu tầm) tôi Không bất ngờ khi thành phần của các đội dự giải ngoài những gương mặt quá cũ ra, các tay vợt trẻ không có kỹ thuật gì Mới cả. Hầu hết những đường cầu hay và kỹ thuật cao vẫn tập trung chủ yếu ở giai đoạn Khởi động trước khi trận đấu chính thức bắt đầu tư thế Nằm Sân và không nhìn thấy một pha Nhẩy Đập cầu dứt điểm đẳng cấp nào, bao gồm cả nội dung Đôi Nam. Đây là hai tư thế đánh cầu quan trọng nhất trong cầu lông, một tư thế nó thể hiện được tinh thần thể thao và quyết tâm của VĐV, còn một tư thế nó thể hiện đẳng cấp cao của VĐV để có thể di chuyển chiếm lĩnh không gian trong điều kiện cầu di chuyển rất khó. Khác với Quần vợt nơi các tay vợt trẻ có những kích cỡ vợt dài ngắn khác nhau cho phù hợp với chiều cao của VĐV, còn cầu lông và bóng bàn thì không có, hầu như các VĐV lớn nhỏ đều sử dụng chung một cây vợt có chiều dài như nhau. Nếu là người hiếu kỳ thường, có thể sẽ đặt câu hỏi Tại sao vợt Cầu lông lại có chiều dài vợt như thế? và người ta sẽ dễ dàng đặt tiếp câu hỏi: Với một chiều dài vợt như thế, nó thích hợp với những VĐV có chiều cao ra sao?... Với kỹ thuật cầu lông đã được phát triển nâng cao mấy chục năm qua, cùng với sự tiến bộ khoa học công nghệ và khoa học thể thao, với kích thước và chiều cao lưới của sân đấu cầu lông, thì chiều cao chuẩn của một VĐV cầu lông là ở mức 175cm ( 173-176 cm). Đây là chiều cao lý tưởng vì nó đáp ứng được đầy đủ nhất về Sức Bật, khả năng di chuyển, Chiếm lĩnh không gian và quan trọng nhất là ở chiều cao này độ Xoắn Vặn của VĐV đạt được là tốt nhất có thể tạo được những kỹ thuật phức tạp nhất, và chiều cao này cũng có ngưỡng Chịu đựng Xoắn Vặn tốt nhất mà không gây nhiều sang chấn cho VĐV.....Có khá nhiều tay vợt có chiều cao trên hay dưới 175 cm khá nhiều và đạt đựơc những thành tích nhất định nhưng rõ ràng trong cuộc chơi của họ vẫn luôn Thiếu một cái gì đó Hoàn hảo so với các tay vợt có chiều cao Chuẩn. Theo dõi các giải trong nước hầu hết các kỹ thuật đánh cầu căn bản và nâng cao đều đã được các VĐV việt nam thực hiện khá tốt. Tuy nhiên do Khả năng chiếm lĩnh Không gian của họ không đầy đủ cho nên không thể áp dụng đựơc các kỹ thuật cao cấp trong những tư thế dễ dàng cũng như trong những tư thế khó khăn. Bởi tư thế dễ dàng không được họ tận dụng, còn tư thế khó khăn họ lại không đủ năng lực để thực hiện....Ngay cả trong những tình huống đánh cầu trong tư thế đựơc gọi là Thuận lợi, các pha dứt điểm cầu của các VĐV việt nam vẫn thiếu đi sức mạnh cần thiết. Trong các đường cầu sử dụng sức mạnh cho thấy các VĐV việt nam không thể phát huy hết sức mạnh đánh cầu vì khả năng xoắn vặn của họ không đủ để tạo thành Moment lực xoắn cần thiết để tăng tốc cầu trong một thời gian cực ngắn, nơi mà chỉ dành cho các VĐV đạt tiêu chuẩn thực hiện mà thôi.... Ảnh trên: Trong nội dung đôi nam nữ, tay vợt nữ là yếu tố quyết định trong việc thắng hay thua của trận đấu. Thường do tâm lý đánh vào chỗ yếu trên sân, tức là tay vợt nữ. Ở tư thế chuẩn bị quan trọng này, tay vợt H.Vân đứng chuẩn bị đỡ giao cầu với trọng tâm quá sâu sẽ bất lợi cho tấn công trả giao cầu vì mất quá nhiều thời gian để vận động. Còn tay vợt T.Thuỷ đứng với trọng tâm quá cao khi phát cầu, sẽ không lợi sức bật cho cú đánh cầu tiếp theo, thường là phải cướp cầu tấn công gần lưới. Hai tay vợt nam đều đứng ở tư thế quá cao, không lợi cho sức bật đánh cầu tiếp theo. Đó là lý do tại sao các tay vợt nam VN không thể tiếp cận được lợi thế của các đường cầu. Vì ngay trong tư thế chuẩn bị họ cũng không phát huy đựơc sức nén của cơ thể trước khi bung đánh cầu. Với chiều cao tốt như của H.Hải trên sân nhưng vẫn không thể phát huy được chút lợi thế nào. T.Thuỷ tuy có chút kinh nghiệm, nhưng đứng với đồng đội có chiều cao chênh lệch như thế này hoàn toàn không có lợi cho tầm quan sát. Trong điều kiện thuận lợi, tay vợt nam sẽ phát huy đựơc sức tấn công bao sân phía sau, gặp điều kiện bất lợi tay vợt nữ thấp hơn sẽ bị hạn chế tầm quan sát trong phòng thủ. Nói chung trong đôi nam nữ, chiều cao hai người tương đối ngang bằng nhau sẽ lợi cho cả công và thủ. Ở tư thế chuẩn bị như của T.Thủy, thường chỉ áp dụng khi tay vợt nữ có chiều cao trên 175cm mới sử dụng tư thế trọng tâm quá sâu như vậy. Ảnh trên cho thấy chiều cao của các VĐV trong nội dung đôi nữ đựơc tuyển chọn khá chuẩn xác, đều ở tầm 171-175cm . Đây chỉ là những VĐV hạng trung bình trong thành phần các đội tuyển, nhưng rõ ràng tư chất của họ cũng phải ở mức Chuẩn thì mới được chọn lựa và đầu tư, chưa nói tới kết quả của quá trình đầu tư đó... Đây lại là một lỗi vị trí nữa của các tay vợt đôi nữ. Các tay vợt Ấn độ ( áo vàng ) đứng rất gần với vị trí cầu rơi ngay trước mặt, nhưng không ai có phản xạ gì với cầu. Ngay cả các tay vợt bên kia lưới cũng đứng sai vị trí khi mà cầu thông thường sẽ đựơc đánh trả sang bên kia lưới ở góc gần. Hình ảnh của cú xoắn vặn trong cầu lông do VĐV nữ Singapore ( áo đỏ ) đang thực hiện ở góc xa bên kia lưới. Một trong những cú đánh khó trong cầu lông, đánh cầu bên trái bằng mặt phải vợt. Với một vị trí và tư thế đập cầu khá thuận lợi này nhưng hình ảnh xoắn vặn của VĐV nữ này cho thấy một tư thế cơ thể rất nguy hiểm. Còn đây là hình ảnh từ phía sau của cú đập cầu trái bằng mặt phải của vợt. Đây là một trong những kỹ thuật xếp vào loại phức tạp nhất của cầu lông và đòi hỏi độ xoắn vặn cơ thể lớn nhất. So sánh với hình ảnh trên của nữ VĐV singapore ở chiều cao cơ thể 173cm với tay vợt nam người TQ này có chiều cao trên 183cm sẽ thấy độ xoắn vặn của tay vợt nam ở cùng vị trí đập cầu khá thuận lợi khác nhau ra sao về độ Nguy hiểm với tư thế cơ thể - tay vợt nam này ở tư thế đặc biệt nguy hiểm Cũng ở tư thế đập cầu trái bằng mặt phải vợt ở vị trí khó khăn, tay vợt nam người Indonexia với chiều cao 173 cm có tư thế xoắn vặn đỡ nguy hiểm hơn nhiều. Chủ yếu là lực xoắn vặn kiểu ưỡn uốn, nếu đem so sánh với ảnh dưới tay vợt nam TQ có chiều cao trên 183cm thực hiện ở cùng một vị trí đập cầu, tư thế xoắn vặn chủ yếu là vặn vẹo. Phải nhìn kỹ mới thấy VĐV áo vàng này ở phía xa bên kia lưới vì anh ta co quắp rất nhiều, một tư thế xoắn vặn cực kỳ nguy hiểm. Đây là một trong những lý do tuổi thọ ( độ bền ) của các VĐV TQ là không lớn, thường chỉ sau 4-5 năm thi đấu là họ rời bỏ Cầu lông đỉnh cao rồi. Trong trận đấu này, các tay vợt Indonexia thắng đôi vợt TQ với tỷ số 2-1 rất căng thẳng. Nếu nói về kỹ thuật thể lực thì các tay vợt TQ có tuổi trẻ, chiều cao cân nặng tốt hơn, thể lực sung mãn và đồng đều hơn....nhưng nếu xét theo khía cạnh kỹ thuật thì không có gì lạ. Cho dù ở độ tuổi 33, Wijaya vẫn là một trong những trụ cột của đội tuyển cầu lông Indonexia và trong mấy năm qua, anh đã góp sức dìu dắt rất nhiều đôi nam Indonexia đi những bước dài và vẫn là quốc gia có đội Nam mạnh nhất thế giới. Đây là hình ảnh chụp từ trên cao xuống, có thể thấy vị trí của các VĐV đẳng cấp cao dàn rất đều trên sân phòng thủ ( áo vàng ) và chuẩn mực trong tư thế tấn công ( áo đỏ ). Trong cầu lông hiện đại, các kỹ thuật được phát triển khá nhiều, tuy nhiên về căn bản vẫn là những bước di chuyển và chiếm lĩnh vị trí không gian, sau đó mới nói tới kỹ thuật, tốc độ và phản xạ... (Bài viết sưu tầm)
Thanks bác xì bớp bài viết rất hay, g mình mới nhận ra lợi thế chiều cao 1m75 phải ráng phát huy mới dc :M040: