BÀI TẬP KIỂM TRA THỂ LỰC TRONG MÔN CẦU LÔNG

Thảo luận trong 'Tin Tức Cầu Lông' bắt đầu bởi Editor VNB, 22/10/13.

  1. Editor VNB

    Editor VNB
    Biên Tập Viên VNB

    BÀI TẬP KIỂM TRA THỂ LỰC TRONG MÔN CẦU LÔNG

    I. Tố chất thể lực
    Tố chất thể lực là năng lực về cơ năng biểu hiện ra vận động thông qua tốc độ di chuyển, lực bột phát của tay, chân. Thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
    1. Chạy 50m: Dùng để đo tốc độ từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá tốc độ chuyên môn, người nào có trình độ kỹ thuật cao thì tốc độ cũng nhanh. Trong Cầu lông tốc độ được thể hiện thông qua năng lực di chuyển, biến tốc nhanh
    2. Bật xa, bật cao tại chỗ: Được sử dụng để đánh giá lực bột phát của chân. Trong cầu lông sức mạnh của chân đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho Vận động viên có thể di chuyển nhanh để đến và đánh một quả cầu ở mọi vị trí trên sân.
    3. Chạy 800m hoặc 1500m: Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sức bền của hệ thống tim, mạch và hô hấp của Vận động viên. Xu hướng hiện nay cho thấy, trong các trận đấu đỉnh cao ngày càng đòi hỏi cao về sức bền và sức bền tốc độ. Tùy thuộc vào các nhóm tuổi khác nhau mà chọn cự ly cho hợp lý.
    4. Ném quả cầu lông xa: Được sử dụng để đánh giá lực bột phát khi tay làm động tác ném cầu. Thực hiện động tác ném quả cầu lông xa giống như động tác đập cầu. Do đó có thể sử dụng chỉ tiêu này để kiểm tra sức mạnh chuyên môn.
    5. Nhảy dây đơn hoặc kép: Đây là bài tập thường được áp dụng cho các Vận động viên cầu lông, phản ánh khả năng phối hợp và sức bền của VĐV.
    6. Di chuyển ngang, di chuyển dọc, di chuyển về 4 góc sân: Ba chỉ tiêu này là sự vận dụng linh hoạt, phối hợp của 5 bước di chuyển cơ bản (bước đệm, bước vượt, bước đạp, bước liền và bước nhảy), được sử dụng để đánh giá năng lực tố chất chuyên môn của VĐV.

    II. Kiểm Tra
    1. Sức mạnh
    Sức mạnh cần thiết cho cầu lông hơn so với độ dẻo dai thuần tuý. Sức mạnh của chân là tối quan trọng. Có thể đo được sức mạnh chân của một vận động viên bằng cách ghi nhận mức chênh lệch độ cao mà người đó có thể với tới khi nhảy và khi bình thường người đó với tới được. Cách kiểm triệu này gọi là cách nhảy Sergent. (xem hình 4.9)
    2213.jpeg

    2. Tốc độ

    Đây là bài kiểm tra chạy nước rút
    Phương pháp: ghi thời gian chạy 50m (chạy thẳng). Đây là độ dài tối đa được đề nghị cho kiểm tra tốc độ vì những khoảng cách ngắn hơn sẽ phù hợp hơn với môn cầu lông. Bài kiểm tra nên thực hiện ngoài trời. Nếu không thể, có thể sử dụng nhà thi đấu cầu lông làm nơi kiểm tra. Khi đó có thể chạy theo chiều dài của sân và phải trở đầu chạy ngược lại vài lần, điều đó cũng giúp kiểm tra thêm sự linh hoạt của vận động viên.

    3. Độ dẻo

    Chỉ tố chung của độ dẻo là các bài kiểm tra độ dẻo cột sống. Có nhiều phương pháp như sau:

    a. Đứng và gập người chạm vào ngón chân

    Đóng một cây thước vào cạnh ghế theo chiều thẳng đứng. Đứng trên ghế sao cho mũi chân sát với mép ghé. Giữ chân thẳng và từ từ cúi xuống để chạm tay vào ngón chân hoặc thấp hơn. Cây thước sẽ ghi nhận tầm vươn xa của bạn qua ngón chân (điểm dương) hoặc chưa tới ngón chân (điểm âm).

    2212.jpeg
    b. Ngồi và gập người chạm vào ngón chân

    Đặt một cái hộp trên sàn nhà, trên hộp đóng một cây thước theo chiều ngang. Ngồi trên sàn nhà sao cho 2 chân thằng và bàn chân áp sát vào hộp. Gập người chạm vào ngón chân, tính điểm âm và dương tương tự như trên.

    2211.jpeg
    c. Độ ngửa lưng

    Đặt một cây thước theo chiều thẳng đứng. Nằm sấp, đầu để sát với cây thước, bàn tay úp xuống sàn và ngang ngực. Ngửa lưng, dùng tay nâng đầu và vai từ từ lên khỏi mặt đất, đo độ cao của mũi so với mặt đất.
    2210.jpeg
    Tags:

Chia sẻ trang này

Đang tải...