[h=1]Tay vợt cầu lông Lê Ngọc Nguyên Nhung: Cô tiểu thư bản lĩnh[/h] - Là con một, nên đương nhiên, Lê Ngọc Nguyên Nhung được bố mẹ cưng “như trứng mỏng”. Và cũng chẳng ai ngờ cô tiểu thư vốn rất nhút nhát ấy lại theo đuổi nghiệp cầu lông, biến thành 1 con người khác, mạnh mẽ và đầy máu lửa. Bước ngoặt không mong đợi Sau nhiều năm gắn bó, Nhung và những tên tuổi lớn của làng cầu lông TP.HCM và Việt Nam như Thanh Hải, Quang Minh, Thanh Thảo… nói câu đoạn tuyệt với nơi này. Năm ngoái, chuyện này đã gây sốc trong giới thể thao. Dễ hiểu bởi vì Nhung còn quá trẻ (mới 22 tuổi), còn dư sức cống hiến cho cầu lông đỉnh cao chừng… mươi năm nữa. “Vì sao tụi em bỏ cầu lông TP.HCM ư? Vì quá chán nản với cách làm thiếu chuyên nghiệp của bộ môn. Nói thẳng ra, tụi em bị o ép và thường bị dọa đuổi khỏi đội tuyển TP.HCM nếu không nghe lời của họ. Chuyện chia tay là chẳng đặng đừng với em hay những người khác. Nhưng thoát ra như thế lại thoải mái tư tưởng hẳn”, Lê Ngọc Nguyên Nhung bày tỏ. Nhiều người tâm huyết lấy làm tiếc khi Nhung và một vài đồng nghiệp quyết định chia tay TP.HCM, bởi ban đầu ai cũng nghĩ những tay vợt hàng đầu này sẽ về đầu quân cho địa phương khác. Nhung nói liền: “Tụi em chưa hề có tư tưởng chia tay TP.HCM để chơi cho một địa phương nào đó. Cầu lông giờ đây là chuyên nghiệp, cũng có nghĩa các tay vợt tự thoát ly khỏi ràng buộc để vận động nhiều hơn nữa, tự sống, tự thi đấu và tự làm tất cả mọi chuyện để xây dựng hình ảnh của mình. Tất nhiên, đóng góp cho đội tuyển quốc gia vẫn là ưu tiên số 1 của em. Nếu đội tuyển cần, em luôn sẵn sàng phục vụ”. Bỏ cầu lông TP.HCM, Nhung theo học ở Trường Đại học SPTDTT TP.HCM, đồng thời nuôi ước mơ được du học nước ngoài chuyên về thể thao. Với cô giờ đây, một cuộc sống mới lại bắt đầu… Nguyên Nhung nhìn mảnh mai yếu ớt, nhưng thật cứng cáp, mạnh mẽ và ý chí Rửa chén thuê để chơi cầu lông Rời cây vợt về đến nhà, bố và mẹ người lo nước uống, hộp sữa và bữa cơm để cô con gái cưng có thời gian nghỉ ngơi trước khi bước vào buổi tập chiều. Nói chung, tất tần tật mọi chuyện ở hậu phương, Nhung chẳng phải bận tâm, cô chỉ dồn sức cho việc luyện nghề. Nhà cũng chẳng giàu có gì, nhưng khi con gái nằng nặc đòi theo đuổi cầu lông, bố mẹ Nhung đồng tình ngay. Vốn liếng dành dụm cả đời, ông Lê Hoàng Hiệp đều dốc hết vào cuộc đầu tư quyết liệt cho “cô con gái rượu”. Và nhờ cách làm tư nhân hóa của gia đình Nguyên Nhung, cầu lông Việt Nam mới có được tay vợt nữ tài năng như ngày nay. Nhung thường bảo: “Nếu ba, mẹ em không đứng sau lưng chăm chút cho mọi chuyện, có lẽ em bỏ cầu lông lâu rồi. Gia đình là nguồn động viên và chính là động lực để em tiếp tục gắn bó với môn thể thao khắc nghiệt này”. Còn nhớ, khi IOC dành cho Việt Nam 1 suất học bổng tại Trung tâm huấn luyện Saarbrucken (Đức) để chuẩn bị Olympic Bắc Kinh 2008 và Nhung là người được chọn. Mọi sự sẽ rất bình lặng nếu chỉ có chuyện ra tập luyện. Nhưng rồi, vì học bổng quá ít ỏi, trong khi Nhung cần ít nhất 30 giải đấu để hoàn thành giáo án của Trung tâm, nguồn hỗ trợ từ gia đình đã đến hồi khó khăn, cô buộc phải… đi làm thêm kiếm tiền. Sau các buổi tập mệt mỏi chuẩn bị cho giải New Zealand mở rộng 2008, Nhung lăn xả vào phục vụ bàn, rửa chén có khi tới 1-2 giờ sáng chỉ để có thêm vài chục đô-la New Zealand trong túi chi cho những chuyến đi thi đấu và sinh hoạt thường nhật. “Có lẽ nhờ vậy, em đã lớn thêm, đã cứng cáp hẳn lên và nhận ra rằng khó khăn cùng cực mới là cách tôi luyện cho con người ta bản lĩnh sống thực thụ”, Nguyên Nhung tâm sự. Học cách tự sống Đúng là sự khắc nghiệt của những chuyến tập huấn, thi đấu một mình nơi đất khách đã tôi luyện Nguyên Nhung từ cô tiểu thư nhút nhát thành một tay vợt bản lĩnh. Nhung cũng giống như đồng nghiệp nam Nguyễn Tiến Minh, thuộc diện tài năng hiếm hoi của thể thao Việt Nam nói chung và cầu lông nói riêng. Chỉ có điều, trong lúc Tiến Minh luôn nhận được sự hỗ trợ đặc biệt về kinh phí từ ngành thể thao, từ Liên đoàn cầu lông Việt Nam và TP.HCM, thì Nguyên Nhung gần như phải sống trong cảnh “tự thân vận động”, nhất là trong khoảng 2-3 năm trở lại đây. Và Nhung cũng biết lo cho người khác, vẫn thường làm hướng dẫn viên, phiên dịch cho đồng đội Tiến Minh khi chỉ có hai tay vợt này dự các giải quốc tế. Và cũng nhờ những lần được “thả tự do” như vậy, “cô tiểu thư” Nhung đã học được cách tồn tại giữa cuộc sống đầy gian truân này…
[h=2] Thông tin về vđv vn Lê Ngọc Nguyên Nhung[/h] ọ và tên: LÊ NGỌC NGUYÊN NHUNG Cao: 164 cm Nặng: 55 kg Sinh ngày: 12/2/1984 Là VĐV đội dự tuyển TP HCM từ năm 1996, khoác áo ĐTQG tham dự các SEA Games 2001, 2003, 2005. Thành tích: - HCB đơn nữ QG 2007-2009, VĐQG Đôi nữ 2009 - VĐQG đơn nữ: 2003-2005; VĐQG đôi nữ 2003; HC bạc QG đôi nữ 2004-2006; HC bạc đơn nữ QG 2006; HC đồng QG đơn nữ 2002. - SEA Games: HC đồng đồng đội nữ 2001, 2003 - Hai HC bạc đơn nữ, HC bạc đôi nữ ở giải quốc tế North Shore City (New Zealand), Noumea (New Caledonia). - Hai HC đồng đơn nữ ở giải quốc tế Robot VN, giải Romania 2007 - HC vàng đơn nữ giải Lao Future Series 2008 - Lọt vào vòng 32 môn cầu lông ở Olympic Bắc Kinh 2008 Vài hình ảnh của Nguyên Nhung: Thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng :66(2008) Vài hình ảnh của Nguyên Nhung:
sorry , mình hơi nhầm một chút ( mình nghĩ là có trình độ được giao lưu cọ sát anh em nhanh nên tay hơn).
Tin cũ, anh em tham khảo để biết thêm khó khăn của vdv cầu lông việt nam Đầu tháng 4 năm nay, ông Lê Hoàng Hiệp - cha của tay vợt cầu lông Lê Ngọc Nguyên Nhung đã viết đơn gửi lên lãnh đạo Sở TDTT TPHCM xin hỗ trợ, nhưng đã 4 tháng trôi qua vẫn chưa thấy phản hồi. [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD] [/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Tay vợt Lê Ngọc Nguyên Nhung.[/TD] [/TR] [/TABLE] Từ giữa tháng 9/2006, tay vợt Lê Ngọc Nguyên Nhung đã được Liên đoàn cầu lông thế giới tài trợ tập huấn tại Trung tâm huấn luyện cầu lông thế giới Saarbrucken (Đức) cho đến ngày 31/8/2008 nhằm chuẩn bị cho việc tranh vé tham dự Olympic Bắc Kinh 2008. Liên đoàn cầu lông thế giới chỉ lo chi phí ăn ở, còn tiền vé máy bay, di chuyển và thi đấu tập huấn thì Nguyên Nhung phải tự túc. Theo lịch sắp xếp của trung tâm huấn luyện, Nguyên Nhung phải thi đấu gần 30 giải quốc tế trong năm 2007 nhằm kiếm điểm cho cuộc đua tranh suất dự Olympic Bắc Kinh 2008. Cho đến thời điểm này, Nhung tham dự hơn 10 giải và đạt được những kết quả đáng khả quan. Trong đó, 2 chiếc HCB nội dung đôi nữ và đơn nữ giải New Zealand, á quân đơn giải Noumea, HCĐ đơn giải Rumani đã giúp Nguyên Nhung trở thành tay vợt nữ Việt Nam đầu tiên lọt vào tốp 100 thế giới. Tuy nhiên, thời gian tới, cô gái trẻ này đang đứng trước nguy cơ phải bỏ ngang chuyến tập huấn dù nó đang tiến triển tốt, vì gia đình của Nhung hết "gồng" nổi kinh phí. Được biết đến nay, gia đình của Nguyên Nhung đã bỏ ra hơn 100 triệu đồng để cô có thể thi đấu tập huấn trong 7 tháng đầu năm nay. Theo lịch thi đấu của trung tâm huấn luyện từ đây đến cuối năm, Nhung còn phải dự thêm 17 giải nữa với chi phí ước tính khoảng 10.000 USD. Một số tiền khá lớn đối với hoàn cảnh gia đình của Nhung bởi ba mẹ cô đều qua tuổi lao động, số tiền tích lũy những năm qua hầu như đầu tư sạch cho những chuyến tập huấn và thi đấu của Nguyên Nhung trong những năm qua. Chính vì thế, gia đình đã báo cho Nguyên Nhung biết tình hình và khuyên cô nên ngưng chuyến du đấu tập huấn vì không thể tiếp tục kham nổi. Tuy nhiên, không muốn công sức của Nhung và gia đình phải đổ sông đổ biển, đầu tháng 4 năm nay, ông Lê Hoàng Hiệp - cha của Nhung đã viết đơn gởi lên lãnh đạo Sở TDTT TPHCM xin hỗ trợ, nhưng đã 4 tháng trôi qua vẫn chưa thấy phản hồi. Chia sẻ cùng khó khăn của Nguyên Nhung, tháng 5 vừa qua, Quỹ hỗ trợ tài năng cầu lông TPHCM do Công ty Robot sáng lập đã gởi tặng cô 2.000 USD, Liên đoàn cầu lông TPHCM 1.500 USD. Sắp tới đây, Liên đoàn cầu lông Việt Nam cũng hứa tặng 1.000 USD nữa. Còn đơn vị chủ quản của Nguyên Nhung - Sở TDTT TPHCM thì sao? Trong quá trình xã hội hóa thể thao, việc gia đình sát cánh cùng ngành thể thao đầu tư cho con em mình là một điều đáng quý, nhưng không vì thế mà các cơ quan chủ quản lại bỏ lửng không quan tâm như kiểu "đem con bỏ chợ". Bởi nếu Nguyên Nhung có thành tích, thì đó là thành tích chung của cả ngành thể thao, trong đó có Sở TDTT TPHCM, chứ không phải cho riêng cá nhân cô và gia đình. (Theo SGGP)
sân fosup 8g đến 10g tối ngày 3 5 7 nguyên nhung dạy ở đó ák a.bi h nhìn nguyên nhung đen và ốm hơn nhiều rồi
Hồi năm rùi đánh ở sân Fosup Số 64/24 Phổ Quang, P.2, Quận Tân Bình thấy chị Nhung dạy đó mà! bây giờ thì không biết còn k nữa???
mấy cha mặt sh!t quản lý thể thao việt nam nói chung và cầu lông nói riêng chỉ bít bỏ tiền vào túi thôi. có biết bao nhiêu vdv tiềm năng nhưng lại ko đủ kinh phí đào tạo trong khi tiền từ nhà nước chi ra không ít. muốn được những cái mặt lợn này chú ý thì các vđv phải bỏ ra cái gì đó có lợi riêng cho họ thì mới được rót tiền xuống đầu tư. chung quy thì lợi ích vđv và quốc gia thì ít mà lợi ích các con lợn này thì nhiều. nên nhiều thằng béo mập ra mà quốc gia thì được ít hơn những gì đã chi ra. VĐV ĐẾN VỚI THỂ THAO VÌ NIỀM ĐAM MÊ VÀ DANH DỰ QUỐC GIA, CÒN MẤY CON LỢN QUẢN LÝ ĐẾN VỚI THỂ THAO VÌ TÚI TIỀN CÁ NHÂN.