[h=2] Đánh đôi nam nữ: Nhiệm vụ của từng người[/h]1. Giao cầu Service (a) Nữ Woman Nhiều nam VĐV trong đấu đôi nam nữ có thói quen đe doạ nữ đối thủ bằng cách đập trả quả cầu vừa được giao thẳng vào người nữ vừa giao cầu. Điều này giúp mang lại một hiệu ứng kép: khiến người nữ giao cầu kém hiệu quả hơn và đồng đội cô ta sẽ phát cáu vì những quả giao cầu kém hiệu quả của người nữ. Vì vậy, nữ trong thi đấu đôi nam nữ nên luyện tập: - Những quả giao cầu ngắn thật sát lưới. Điều rất quan trọng là quả cầu được giao phải đi sát mép lưới, còn việc quả cầu rơi cách vạch đỡ giao cầu bao xa không quan trọng lắm. - Người nữ cũng nên tập luyện và phát triển khả năng giao cầu hai nhịp: búng nhẹ hoặc đẩy vợt đi tới, cách giao cầu này sẽ được che giấu cho đến khi vợt tiếp xúc với cầu và giao một quả cầu ngắn. Việc kết hợp một cách khôn ngoan và hợp lý những cách giao cầu này sẽ làm nam đối thủ mất thăng bằng và những quả chụp của anh ta sẽ mất hiệu quả. Cố gắng đừng tỏ ra bạn sợ bị chụp cầu. Nhìn vào mắt nam đối thủ trước khi giao cầu và bình tĩnh quyết định trong các cú giao cầu của bạn. Sau khi giao cầu ngắn, giơ cao vợt của bạn lên và bám theo đường cầu bạn vừa giao di chuyển lên lưới sao cho vị trí đứng của bạn sẽ gần với ngay chữ T (phần giao giữa đường tâm và vạch giao cầu trên). Còn sau một quả giao cầu dài, hãy chuyển sang tư thế phòng thủ như được mô tả trong phần “Chơi phòng thủ, nhiệm vụ của nữ”. (b) Nam Do nam trong thi đấu đôi nam nữ truyền thống thường bao phần sân tính từ vạch giao cầu trên và trở về sau, anh ta phải giao cầu từ trung tâm của phần sân đó nhằm bảo đảm cho việc quay trở về phía sau. Điều này dường như rõ ràng hơn khi chúng ta nhớ rằng quả giao cầu được đánh từ dưới thắt lưng, vì vậy nó là cú đánh phòng thủ. Vì vậy, người nam nên đứng giao cầu ở vị trí cách vạch giao cầu trên 4 đến 5 feet (1.2 – 1.5m) và đứng thật sát với đường tâm của sân. Do anh ta đứng xa phía sau, nên quả cầu được giao phải đi một quãng đường xa hơn để tới lưới, cho phép đối thủ có nhiều thời gian để lao tới và đập cầu hơn. Vì vậy, quả giao cầu của nam phải đặc biệt sát lưới và nên được đánh nhanh để đối thủ không kịp phản xạ. Một lần nữa, việc quả cầu rơi cách vạch đỡ giao cầu bao xa là không quan trọng, mà quan trọng là quả giao cầu phải đi thật sát lưới. Giống như nữ, nam VĐV nên luyện tập nhiều phương pháp giao cầu có thể che giấu, đánh lạc hướng đối thủ và kết hợp các cách giao cầu này trong thi đấu. Tất nhiên, cả nam và nữ nên cố gắng khai thác bất kì điểm yếu trong việc đỡ giao cầu của đối thủ. 2. Nhận giao cầu (a) Nữ Nếu quả cầu được giao ngắn, nữ VĐV nên biến đổi cách trả giao cầu, sử dụng những phương pháp sau: - Chặn nhỏ hoặc đẩy cầu vào góc đờ mi gần sát mình nhất (Đánh thẳng) - Kéo lưới hoặc đẩy cầu vào góc đờ mi xa mình nhất (Đánh chéo) - Đẩy cầu thẳng vào người vừa giao cầu. Sau đó bạn nên theo sát quả trả cầu của mình di chuyển lên lưới, đồng thời tay giơ cao vợt để hoặc buộc nữ đối thủ phải dỡ cầu lên, hoặc nếu nữ đối thủ bỏ nhỏ cầu lại, bạn có thể chụp và đập cầu xuống sàn. Chú ý rằng quả cầu bạn chụp rơi xuống sàn càng gần lưới càng tốt. Nếu đỡ quả giao cầu dài, nữ VĐV nên đập cầu như sau: - Đập cầu vào người nữ đối thủ. - Đập cầu dọc biên. Sau đó bạn nên theo cầu di chuyển lên lưới càng nhanh càng tốt. Đồng đội của bạn nên bao hết các quả cầu phía sau, ngoại trừ những quả cầu đánh thẳng vào bạn. (b) Nam Nếu người nam chụp giao cầu tốt, đồng đội của anh ta nên đứng ở tư thế thủ tại đường tâm khoảng nửa sân. Nếu người nữ đã ở vị trí đó, nam VĐV phải chụp quả giao cầu về hai góc sân hoặc vào thẳng người nam đối thủ đủ mạnh để nam VĐV đối thủ trả cầu lại yếu, cầu sẽ rơi hoặc gần lưới để nam VĐV dễ dàng kết thúc hoặc cầu rơi ở khu vực nửa sân, nơi người nữ đồng đội đang đứng và cũng là vị trí mà quả đập của nữ đồng đội hiệu quả nhất. Nếu nam VĐV chụp giao cầu không tốt lắm, nên để nữ đồng đội của mình ở vị trí thông thường của cô ấy (trên lưới) và nên sử dụng các cú trả giao cầu về phía nữ đối thủ. Và ngay sau khi trả giao cầu, nam VĐV nên quay về vị trí của mình ở cuối sân (3/4 sân). Nếu nam đối thủ cố gắng đoán trước những quả trả giao cầu này và di chuyển lên trên nhiều, bạn nên thỉnh thoảng phong cầu sâu về góc cuối sân phía tay nghịc (đờ-ve) của đối thủ. 3. Chơi tấn công, nhiệm vụ của: (a) Nữ Trong thi đấu đôi nam nữ truyền thống, sân tấn công được chia thành 2 khu vực với khu vực phía trên tính từ lưới cho đến điểm cách vạch giao cầu trên một bàn chân (foot) do nữ đảm nhiệm. Tôi đề nghị rằng các nữ VĐV nên tạo cơ hội cho nam đồng đội của họ hiểu được những khó khăn của vị trí trên lưới này bằng cách để nam đồng đội đánh trên lưới trong lúc tập luyện. Đây là một vị trí khó khăn, trong đó, ngưòi nữ phải liên tục cúi người né cầu, đề phòng, di chuyển nhanh và có thể đánh “tự sát” nếu quả cầu đánh đi không như ý. Ở khu vực trên này, nữ VĐV phải đảm nhiệm tất cả các quả đánh lưới và cắt ngang các quả cầu tạt nếu có thể, đặc biệt là các quả tạt chéo sân. Nữ VĐV bằng bất cứ giá nào cũng phải tránh nâng cầu lên. Vì vậy, nữ VĐV phải trở nên rất thành thạo trong việc chơi đánh lưới và gây trở ngại cho các cú tạt của đối thủ. Bạn nên giơ vợt cao lên, vợt hơi nghiêng (hướng) về phía trước sao cho mọi quả cầu bạn đánh sẽ đi ngang hoặc đi vòng xuống. Cố gắng bắt kịp các trái cầu ở trên lưới lúc cầu ở càng cao càng tốt, tốt nhất là những cú đánh cầu cao trên đầu. Khi ngăn cản các cú tạt ngang: không bạt cầu vào bất kì góc dễ nhận thấy nào, vì nó dẫn đến đánh hỏng. Nên nhớ, nhiệm vụ của bạn là kiến tạo cầu cho nam đồng đội của mình bằng cách buộc đối thủ phải nâng cầu lên, và kết thúc các loạt đánh qua lại từ vị trí trên lưới. Kết thúc cầu chỉ có nghĩa cầu đó không thể được đánh trả lại nữa. Nên chắc chắn rằng bạn có thể đập quả cầu đó xuống sàn thật gắt hơn là đánh nó về phía ¾ sân, nơi đối thủ nam dễ dàng kiểm soát được. Kết quả của việc đập cầu vội vàng là làm mất ưu thế tấn công mà bạn đã mất công kiến tạo. Thật vậy, nữ VĐV trong thi đấu đôi nam nữ không nên ép cầu về phía nam đối thủ. (b) Nam Nam VĐV đảm nhiệm phần sân còn lại (từ vạch giao cầu trên đến hết biên ngang cuối sân). Theo đề nghị của tôi, một người nam, thì nếu nữ VĐV yếu và vì thế sẽ đánh cầu không hiệu quả (tất nhiên là chỉ trên sân thi đấu), hãy đánh cầu về phía nữ và khai thác những điểm yếu của họ. Không nên đánh đôi công với nam đối thủ: đó có thể là phong cách đẹp nhưng không phải là cách để chiến thắng trong thi đấu đôi nam nữ. Đánh vào nữ đối thủ, buộc nam đối thủ phải di chuyển lên gần lưới hơn để hỗ trợ nữ đồng đội của họ. Khi nam đối thủ đã đến gần lưới hơn, anh ta sẽ càng cách xa vị trí cơ bản, bạn hãy tạt cầu nhanh về phía cuối sân, tốt nhất là về phía nghịch tay của nam đối thủ. (Ban nên cẩn thận với những cú tạt chéo sân: một nữ đối thủ giỏi có thể cắt ngang chúng và hầu như họ sẽ là người chiếng thắng hoặc sắp chiến thắng pha cầu đó). Khi nam đối thủ của bạn đang ở vị trí góc cuối sân bên nghịch tay của anh ta, cứ để anh ta ở đó, vì ở vị trí đó, nam đối thủ khó có thể làm gì và bạn rõ rang có thể chiến thắng pha cầu đó. 4. Chơi phòng thủ, nhiệm vụ của: (a) Nữ Chơi phòng thủ trong thi đấu đôi nam nữ là lối chơi bất kì khi nào đối thủ của bạn ở trong vị trí chỉ đánh cầu xuống từ lưới. Việc chơi tấn công là kết quả tức thời của việc đánh lưới tốt và nữ VĐV làm được nhiều điều hơn ngoại trừ việc bảo vệ gương mặt mình trước những quả cầu đập tới. Trong thi đấu đôi nam nữ, không bao giờ nâng cầu lên ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn nâng cầu, hãy cố gắng nâng cầu thật cao và xa về góc cuối sân (chiều cao cho phép của nhà thi đấu). Nữ VĐV nên lùi xéo vài bước về sau vạch giao cầu trên so với hướng quả đập. Bởi vì do khoảng cách đường chéo lớn hơn, vị trí của người nữ VĐV lúc này sẽ có khoảng cách bằng với nam đồng đội của họ. Nếu có khả năng, nữ VĐV nên cúi người và trả cầu bằng những cú đánh choàng đầu (trên đầu). Nếu bạn không nhanh đến như vậy, nữ VĐV nên lui xuống sát về đường biên dọc của sân và chuẩn bị tư thế (lưng vuông góc với đường biên sân) trả cầu với cách đánh thuận tay hoặc đờ-ve, tuỳ theo phía sân mà người nữ đó đang đứng. Nếu nữ VĐV đang ở vị trí cao hơn (gần lưới hơn so với nam), cô ấy có nhiệm vụ trả các quả cầu đập và càng nhiều các quả cầu chặt gần lưới càng tốt. Còn nếu ở vị trí thấp hơn (xa lưới hơn so với nam), nữ VĐV có nhiệm vụ đỡ các quả đập cầu, các quả cầu chặt trước mặt cô ấy và các quả phông, tạt cầu về phía cô. Thực tế là, các quả giao cầu dài nên được xử lý như các quả cầu nâng sâu về phía sau. Trong bất kì trường hợp nào, luôn luôn cố gắng bao càng nhiều càng tốt phần sân tính từ đường biên ngoài sân vào cho các quả đập và bỏ nhỏ của đối thủ và trả cầu lại bằng cách tạt cầu ngang hoặc chặn cầu nhỏ ngay lưới. (b) Nam Đối với nam, phần sân phần thủ rõ ràng là khu vực không được bao bởi nữ. Thông thường, nam đảm nhiệm các quả cầu phông cao quá đầu người nữ đồng đội. Do thời gian cầu đi vòng dài hơn, nữ VĐV nên di chuyển trở lại vị trí phòng thủ và nam VĐV nên di chuyển đủ nhanh để đập cầu. Chú ý rằng, trong thi đấu đôi nam nữ, khi cầu được nâng lên, cả nam lẫn nữ sẽ gặp nhiều khó khăn sau đó. Vì vậy, tránh nâng cầu lên, và nếu cần thiết, cố gắng tạt cầu giống như một trái đập. 5. Kết luận Đây chỉ là một vài tóm tắt cho các phần trên. Trong thi đấu đôi nam nữ, nữ VĐV chơi trên lưới là một vị trí rất dễ bị tấn công. Cô ấy không thể thấy được toàn cục của trận đấu bằng người nam đứng phía sau. Cô ấy hầu như luôn phải cúi người xuống (hụp người). Nam VĐV trong thi đấu đôi nam nữ nên nhận biết điều này và tránh lối chơi có thể gây khó khăn thêm cho nhiệm vụ của nữ đồng đội của mình. Giống như đôi nam hoặc đôi nữ, đôi nam nữ là thể loại thi đấu đồng đội, Partner (các VĐV) phải bổ sung cho nhau và thi đấu tốt hơn là 2 cá nhân đơn thuần công lại. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp những bạn nào muốn luyện đánh đôi nam nữ sẽ đạt thành công