Cầu lông là bộ môn thể thao ngày càng được nhiều người ưa chuộng và đặc biệt là rất dễ tiếp cận đến những người lớn tuổi. Có rất nhiều người tham gia để chơi cầu lông giải trí, rèn luyện sức khỏe, nâng cao trình độ bản thân. Nhưng cũng có một số bạn thắc mắc rằng bỏ ra chi phí làm sân cầu lông bao nhiều tiền? Có mắc hay không? Thì sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé! 1. Kích thước của một sân cầu lông Trước khi để biết chi phí làm sân cầu lông thì chúng ta nên nắm vững và đo kích thước sân để có thể thi công một sân cầu lông đúng tiêu chuẩn. 1.1 Kích thước sân cầu lông đơn: - Chiều rộng: 5,18m - Chiều dài: 13,41 m - Mặt bằng xung quanh: 0.61 m xung quanh chu vi đầy đủ - Vật liệu mặt sân: Gỗ, sơn tổng hợp hoặc bề mặt thảm PVC 1.2 Kích thước sân cầu lông đôi: - Chiều rộng: 6,1 m - Chiều dài: 13,41 m - Mặt bằng xung quanh:: 0.61 m xung quanh chu vi đầy đủ - Vật liệu mặt sân: Gỗ, sơn tổng hợp hoặc bề mặt thảm PVC 2. Các chi phí làm sân cầu lông chi tiết Các bạn muốn đầu tư xây dựng sân cầu lông tại nhà thi đấu thì công trình thường bao gồm: Thảm PVC (1 bộ), vật liệu xây dựng (băng keo), xây dựng, cột cầu lông, lưới cọc tiêu và các chi phí phát sinh khác. Sau đây là các dự án thi công sân cầu lông và chi phí thi làm sân cầu lông cho các bạn tham khảo: 2.1 Chi phí cột và lưới Cách tiết kiệm chi phí làm sân cầu lông là dùng cột trụ cầu lông tự chế và mua thêm lưới, nhưng đây không phải là ưu tiên của chúng tôi. Hiện tại trụ lưới cầu lông được bán rất nhiều trên thị trường, khách hàng có thể dễ dạng lựa chọn những sản phẩm ưng ý. Giá cột và lưới: 500.000 đ - 1.500.000 đ/ bộ. 2.2 Chi phí làm sân cầu lông - Thảm PVC Giá thảm cầu lông – từ 26.000.000 VND đến 38.000.000 VND Trong quá trình thi công sân cầu lông thì bộ thảm là cực kì quan trọng nhất. Thảm cầu lông PVC được chia thành nhiều phân khúc chất lượng giá cả khác nhau. Ví dụ như: -Thảm Cầu Lông Họa Tiết Đá Enlio A-29145: 29.000.000 VNĐ / bộ. - Thảm cầu lông Enlio phun cát A-23145: 36.000.000 đ / bộ. - Thảm cầu lông Sino Court X-5545: 27.000.000 đ / bộ. Dưới đây là một số đề xuất các thương hiệu nổi tiếng. Tìm hiểu thêm về giá cả và phân khúc thảm cầu lông khi mua hàng, khách hàng có thể quan tâm theo các tiêu chí sau: Thương hiệu cao cấp: Enlio; Tinsue là các nhà sản xuất thảm PVC có uy tín và chất lượng tốt nhất tại Trung Quốc, khách hàng cần chi nhiều hơn một chút so với các nhà sản xuất khác. Ngoài ra, Sino Court và Benow Sport cũng là một số hãng sản xuất thảm cầu lông tại thị trường Việt Nam. Còn các thương hiệu cao cấp khác như: Yonex, Geoffrey, giá cao tới 50 triệu đồng / bộ. Chứng chỉ chất lượng: BWF là chứng chỉ do Liên đoàn cầu lông quốc tế cấp cho thương hiệu thảm cầu lông chất lượng. Đây là những tiêu chí mà khách hàng cần quan tâm khi chọn mua một sản phẩm. Độ dày: Thảm cầu lông PVC, độ dày từ 3.5mm đến 7mm. Thảm 4.5mm là sự lựa chọn phù hợp và được đại đa số người dùng tại Việt Nam lựa chọn. 2.3 Chi phí nước sơn sân cầu lông - Lớp sơn lót chống thấm - Lớp sơn phủ - Lớp sơn màu bề mặt - Lớp sơn kẻ đường line - Cát vàng ( cát silica) Chi phí nhân công thi công sơn sân cầu lông: từ 3,000,000 trở lên, tùy thuộc vào chất lượng mặt bê tông. Xem thêm: Chiều Cao Tiêu Chuẩn Của Lưới Cầu Lông 2.4 Chi phí vật tư thi công: Các vật tư thi công sẽ rơi vào khoảng 1.000.000đ bao gồm: - Băng dính 2 mặt chuyên dụng thi công thảm cầu lông - Dây hàn nhiệt - Keo sữa - Băng dính mép Thông thường, biện pháp thi công sân cầu lông sân cầu lông thường chỉ sử dụng băng dính 2 mặt và dây hàn nhiệt chuyên dụng là đủ để thi công. Đối với 2 vật tư này được tặng kèm khi khách hàng mua thảm cầu lông. Đối với keo sữa, khách hàng có nhu cầu có thể thi công thêm lớp keo sữa dưới mặt nền để tăng độ chắc chắn. Băng dính mép được thi công dán viền thảm PVC nhằm: Bảo vệ mép thảm và tăng tính thẩm mỹ, đây là lựa chọn gia tăng không bắt buộc. 2.5 Chi phí nhân công thi công Mức giá khoảng 1.500.000 - 2.500.000 đ/bộ. Khoản chi phí này bao gồm: - Tiền công thi công. - Chi phí di chuyển của thợ kĩ thuật. - Chi phí làm sân cầu lông sẽ giảm đi khi khách hàng thi công nhiều và tại khu vực trung tâm, đối với khách hàng ở những vùng xa, thợ kĩ thuật phải di chuyển nhiều, chi phí sẽ bị tăng thêm. Thi công thảm cầu lông không quá khó nhưng nếu thợ kĩ thuật có tay nghề kém, có thể khách hàng sẽ nhận được những sản phẩm không ưng ý. 2.6 Chi phí phát sinh khác: Phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm thi công. Thông thường, các kho vật tư tại Hà Nội, tiền công vận chuyển là chi phí biến đổi phụ thuộc vào công trình của khách hàng. 3. Những đặc điểm của sân cầu lông tiêu chuẩn Sau đây là những đặc điểm của sân cầu lông : - Baseline : Đường biên song song với lưới và nằm ở cuối mỗi bên sân.Chiều dài của Baseline bằng chiều rộng sân cầu lông - Doubles sideline : Là thẳng với Baseline tạo ra các đường ranh giới bên ngoài sân cầu lông - Center line :Đường kẻ vuông góc với lưới, giúp chia sân thành 2 phần phải và trái để các tuyển thủ thực hiện giao cầu - Short service line : Cách lưới khoảng 2m, còn được gọi là vạch giao cầu ngắn. - Long service line : Đây là vạch giao cầu dài, khi giao cầu bạn không được để cầu đi quá vạch này nhé. Bài viết ở trên là những chia sẻ về chi phí làm sân cầu lông và một số đặc điểm của sân cầu lông. Hy vọng qua đây sẽ giúp các bạn có thêm một ít kiến thức bổ ích và giúp bạn có thể biết thêm khi thi công một sân cầu lông là những khoảng chi phí nào. Chúc các bạn có những phút giây trải nghiệm thú vị và tuyệt vời. Xem thêm: Thi Công Sân Cầu Lông Ngoài Trời Đạt Chuẩn BWF