Có nhiều nhân tố tạo nên một vận động viên Cầu lông giỏi. Một số người sinh ra có năng khiếu bẩm sinh để chơi bộ môn này, trong khi những người khác phải tập luyện cật lực để lấp những thiếu hụt về những khả năng của mình. Bất kể những mức độ khác nhau về năng khiếu, người chơi vẫn có thể trở thành một vận động viên giỏi hơn. Phải tốn nhiều công sức và sự cống hiến, thì anh ta mới có thể trở thành một vận động viên xuất sắc. Hãy chơi hay nhất mà bạn có thể! Tháp biểu diễn dưới đây là “Tháp của sự thành công” của Jonh Wooden. Jonh Wooden cho rằng : “Thành công không phải là bạn có thể bỏ ra bao nhiêu tiền bạc, sức lực hay uy tín bản thân, mà là bản thân bạn phải biết được mình đã làm đủ mọi thứ có thể để trở thành người giỏi nhất theo khả năng của mình”. Mỗi ô biểu thị một nhân tố của việc luyện tập được sắp xếp theo mức độ tuỳ theo hiệu quả luyện tập được mong muốn. Quá trình tập luyện bắt đầu từ đáy của hình tháp với mỗi mức độ thành công ở phía dưới của nó. Các tầng (Ô) của một Vận động viên Cầu lông giỏi: Những Ô vuông ở đáy hình tháp là những Ô quan trọng nhất. Đây là nhân tố quyết định hướng phát triển của Vận động viên và những đóng góp của họ trong quá trình tập luyện. Tuy nhiên, trước khi bàn đến chi tiết về các phẩm chất, chúng ta hãy xem xét những phẩm chất tạo nên một vận động viên Cầu lông giỏi. CL là “môn thể thao kỹ năng mở”, bao gồm: Những nhân tố liên quan trực tiếp đến bộ môn: bản thân, đối phương, lưới, cầu và số đo của sân bãi. Những nhân tố liên quan gián tiếp đến bộ môn: những yêu cầu về kết quả của trận đấu, phác thảo, ánh sáng, khán giả, nhân viên sân bãi, bạn bè, gia đình và huấn luyện viên. Với tất cả những yếu tố cần giải quyết này, một VĐV đã có điều gì đó “bên trong” (riêng biệt) tạo nên một vài phẩm chất: một số bẩm sinh và một số được đào tạo. Vì thế, đâu là những yêu cầu đối với 1 VĐV giỏi? Một VĐV chơi CL hay chưa chắc do tự nhiên. Một VĐV năng khiếu chưa chắc đã giỏi. Những phẩm chất bẩm sinh ấy cần phải trải qua một quá trình đào tạo. Tinh thần mạnh mẽ: – Quyết định nhanh chóng: có khả năng được tạo ra trong một thời gian ngắn dựa trên tỉ lệ phần trăm và sự nhất quán. – Tổ chức phản công: có khả năng lựa chọn các phản công nhanh chóng và thể hiện một cách có hiệu quả. – Ý chí cực kỳ lớn: đầu óc mạnh mẽ để thực hiện được những nhiệm vụ khó khăn. – Quyết đoán nhanh: phân biệt giữa lượt đánh trả thích đáng và không thích đáng – Động lực: ý chí nội lực để thi đấu tốt hơn. – Tham vọng: khát vọng giành “chiến thắng”. – Khả năng chịu đựng tốt: có thể chịu sức ép tốt. – Tích cực: luôn luôn tìm cách giải quyết như thế nào – Khả năng tập trung: luôn luôn tập trung cao độ. – Dễ gây nhầm lẫn cho đối phương: tạo ra những thay đổi trong những quyết định mà đối phương không nhận biết được. Tố chất của cơ thể: Những khó khăn điền kinh là một tập hợp những thuộc tính mà 1 VĐV cần đạt được, có liên quan đến khả năng thể hiện trong suốt trận đấu. Có hơn 100 loại các khả năng điền kinh: Khả năng di chuyển tốt như phối hợp, linh hoạt Tầm nhìn tốt Di chuyển linh hoạt trong sân Thể hình phù hợp với kiểu môn chơi Nhạy cảm về động lực: khả năng cảm nhận được cơ thể trong quá trình thể hiện các kỹ năng. Điều hoà thời gian: khả năng hoàn thành các chuyển động 1 cách hiệu quả nhất. Mẫu mực về thời gian: khả năng kết hợp thành công các hoạt động Kỹ năng: Một VĐV CL giỏi sở hữu khả năng tạo ra những cú đánh chất lượng cao, phong phú, nhất quán (ổn định) và những cú đánh trả nhanh, có sắp xếp. Điều này sẽ làm cho anh ta có khả năng phân phối cường độ tập trung dự phòng tới các quá trình khác. Những nhân cách tích cực: Quan trọng hơn tất cả là nhân cách của VĐV. Nhân cách là nền tảng bởi vì nó tạo ra những thay đổi to lớn nhất mà lần lượt ảnh hưởng mọi thứ trên nó. Một VĐV với nhân cách tích cực thì thích hợp hơn đối với những buổi luyện tập căng thẳng. Điều kiện luyện tập tốt hơn dẫn đến khả năng vận động tốt hơn bằng cách cải thiện thể lực và sức chịu đựng. Vì thế, khi thể lực và khả năng chịu đựng tăng lên thì luyện tập càng hiệu quả hơn. Luyện tập hiệu quả dẫn đến kỹ năng bộ môn phát triển. Cuối cùng, những kỹ năng này sẽ giúp VĐV có nhiều tiềm năng chơi cầu tốt hơn. Nhân cách là thái độ và cách hành xử của một người. Nó được đặt nền tảng bởi các giá trị của cá nhân. Giá trị của con người phản ánh quan điểm về thực tế của họ. Các giá trị, thái độ và hành xử của một người quyết định nhân cách của anh ta. Các VĐV cần phải biết về bản thân họ. Điều này sẽ đem lại sự phát triển về cách nhận biết thật về bản thân. Mỗi cá nhân thì có các phẩm chất và giá trị riêng của mình. Tháp hình trên bao gồm các nét tính cách và các giá trị: chăm chỉ, nhiệt tình, thông cảm, tính xét đoán, tự chủ, tiên phong và hợp tác. Tự tin cao: Để trở thành 1 VĐV giỏi, trước hết anh ta phải tự tin vào bản thân, huấn luyện viên và chương trình đào tạo. Huấn luyện viên người Hàn Quốc Gus Hiddink đã đặt ra chương trình huấn luyện dựa trên niềm tin rằng bóng đá phải dựa vào tấn công. Để làm được điều này, các học trò của ông phải thấm nhuần tư tưởng. Tương tự đối với các VĐV, họ phải luyện tập chăm chỉ với mục đích khi họ tin vào những gì họ đang làm. Nhiều chương trình đào tạo đã thất bại vì các VĐV không tin vào bản thân. Họ đưa ra vấn đề rằng nếu huấn luyện viên cố gắng đạt được hoặc cảm nhận về một điều khác thì sẽ tốt hơn. Niềm tin tốt nhất được đưa vào VĐV từ các huấn luyện viên, những người mà các hoạt động của họ phản ánh những điều họ giao tiếp với cả đội tuyển. Huấn luyện viên với niềm tin mạnh mẽ có khả năng biểu đạt những kiến thức và hiểu biết về chương trình tập luyện tới đội tuyển. Thành công không căn cứ vào các trận thi đấu thắng cuộc mà chính là thành công của mỗi vận động viên khi thi đấu tốt nhất mà họ có thể. Tinh thần đồng đội: Một VĐV giỏi là người phải có tinh thần đồng đội cao. Các VĐV trong đội phải có tinh thần đoàn kết. Một đội tuyển có sức mạnh đoàn kết lớn lao sẽ tạo ra nỗ lực lớn nhất trong mỗi cá nhân. Đoàn kết có nghĩa là tôn trọng đồng đội, huấn luyện viên, thầy giáo, cán bộ, người hâm mộ, phương tiện thông tin đại chúng, cộng đồng… những người ủng hộ và những người đối lập với những nhân vật mà bạn đang đua tranh. Không VĐV nào có thể tồn tại một mình. Anh ta cần những người khác giúp đỡ, hỗ trợ mình trong luyện tập. Định hướng: Mục đích gắn đầu óc phải tập trung vào tất cả các hành động để hoàn thành những việc đang phấn đấu. Mục đích sẽ ngăn chặn các suy nghĩ và hành động phản tác dụng và thay thế chúng bằng những hành động hiệu quả hơn. Nó sẽ làm VĐV rèn luyện chăm chỉ hơn. Rèn luyện trở nên có mục đích hơn. Điều này liên quan đến việc hy sinh sự an nhàn của bản thân và đưa ra các cam kết mỗi ngày để sẵn sàng chuẩn bị và luyện tập chăm chỉ. Nó cũng khiến VĐV có trách nhiệm hơn trong việc vươn lên và cống hiến hết sức mình. Kỷ luật: Kỷ luật có nghĩa là tuân theo kế hoạch và những mong ước của mình. Kỷ luật có là làm đúng việc và đúng thời điểm. Một VĐV tốt là những người từ bỏ những hành động mà phản tác dụng như xem ti vi nhiều, đi chơi về trễ, uống rượu bia và dùng chất gây nghiện. Để trở thành VĐV giỏi nhất theo khả năng của mình? Anh ta sẽ phải lấy các buổi tập cật lực làm niềm vui, ăn uống điều độ, dùng phần lớn những giờ nghỉ ngơi cho những thói quen tốt nhất. Cần có kỷ luật để tập luyện hằng ngày cho đến khi nó trở thành thói quen. Dũng cảm: Dũng cảm được nuôi dưỡng từ môi trường. Để không dùng thuốc kích thích cũng cần lòng dũng cảm. Dũng cảm giúp VĐV chiến thắng nỗi sợ hãi. Một VĐV giỏi có thể dồn hết lòng can đảm của mình khi thất bại trong trận đấu, khi đối phương đang vượt lên, khi thi đấu trước những khán giả không mấy thân thiện, cũng cần lòng dũng cảm để chiến thắng những chấn thương. Nó là nguồn gốc của sự tự tin và ngọn lửa chiến thắng. Tính kiên trì: Kiên trì là khả năng duy trì niềm tin vào bản thân khi gặp trở ngại. Có rất nhiều tình huống khó khăn làm nản lòng VĐV và khiến anh ta phải đầu hàng. Người nào cũng cần phải có tính kiên trì trong mọi lĩnh vực cuôc sống bao gồm các quy định, tập luyện và thi đấu. Mọi VĐV đều có thể trở lại bình ổn nhưng VĐV giỏi thì không được nản lòng. Tất nhiên không có con đường nào nhanh nhất để đạt được phong độ thi đấu đỉnh cao nhất VĐV giỏi phải đi theo từng bước. VĐV phải đi từng bước một, bước này để xây dựng bước kế tiếp. Đôi khi, có phải đi lùi lại một vài bước, đi đường vòng để có thể đạt được mục tiêu của mình. Nỗ lực: Nỗ lực chiếm 100% trong mỗi và mọi trận đấu. VĐV giỏi luôn luôn nỗ lực trong mọi đợt thi đấu. Nỗ lực là sợi chỉ xuyên suốt trong các mức độ của tháp hình thành công. Nỗ lực cần thiết để phát triển nhân cách, điều chỉnh mình và luyện tập hiệu quả hơn. Nỗ lực 100% trong quá trình luyện tập là phần thiết yếu của các đòi hỏi để trở thành 1 VĐV giỏi. Theo Tinthethao