Các vị trí gãy - Nên căng vợt tối đa bao nhiều Kg sau khi hàn nhiệt carbon!

Thảo luận trong 'Hỏi xoáy, đáp xoay các vấn đề về cầu lông' bắt đầu bởi vnbvietnam, 21/10/16.

  1. vnbvietnam

    vnbvietnam
    Mới Tập Cầu Lông

    Bạn là tín đồ cầu lông, bạn đã từng bị gãy vợt? Vậy bạn bị gãy vào vị trí nào? Với vị trí đó sau khi hàn nhiệt carbon nên yêu cầu shop căng mấy kg?
    Mình tổng hợp lại các điểm vợt thường bị nứt gãy theo thứ tự giảm dần trong trường hợp vợt gãy tự nhiên trên không do đập cầu hoặc cách cầu dựa vào thống kê cảm tính trong quá trình hàn vợt. Bài sau mình sẽ nói về các bước xử lý khi vợt nứt gãy nha.
    Trường hợp 1. Góc từ 10h-14h (Góc 12 giờ có ghi chú riêng): Đây là góc giao điểm giữa sợi dây dọc và dây ngang, điểm cứu cầu hay vớt cầu thường tiếp xúc với mặt sân. Mặ khác do khi căng cước thường các shop căng 2 nút, kéo một bên hông vợt từ dây ngoài cùng vào đến dây chính giữa ra đến biên dây dọc ngoài cùng còn lại nên những vị trí này bị biến dạng nhiều nhất trong quá trình thao tác, điều này được hạn chế bằng cách căng 4 nút, căng dây dọc giữa vợt ra 2 bên, độ biến dạng của hai bên vợt theo trục đũa là cân bằng => Những trường hợp này sau hàn nhiệt tùy khung tương ứng 85%-90% so với khung vợt gốc hoặc max được 11,5kg
    Trường hợp 2. Góc 8 giờ đến 10 giờ và 14 giờ đến 16 giờ: Các góc này không có dây dọc mà chỉ có căng các dây ngang. Phương chịu lực gần như hướng vuông góc với trục đũa của vơt, không giống như những lỗ có dây dọc. Nên khi cách cầu với một lực tập trung mạnh theo phương ngang dễ làm gãy vợt. Trường hợp gãy này thường do căng cước cao quá mức quy định nên chỉ cần lực tác động thêm vào sẽ gãy và dễ kéo theo gãy thêm vị trí khác trên vợt => Những trường hợp này sau hàn nhiệt tùy khung tương ứng75%-85% so với khung vợt gốc hoặc max được 10.5kg
    Trường hợp 3: Góc 12h: Với máy căng vợt 6 điểm tì thì góc 12 giờ và góc 6 giờ được tì vào mép trong của vợt, 4 điểm tì còn lại tì vào mép ngoài của vợt, đồng thời điểm tiếp xúc nhỏ nên khi kéo lực tác động lên mép trong rất lớn tại góc 12 giờ, và các điểm lân cận góc 12 giờ khiến vợt bị tổn thương liên tục trong quá trình thao tác=> Những trường hợp này sau hàn nhiệt tùy khung tương ứng 85%-90% so với khung vợt gốc hoặc max được 11,5kg
    Trường hợp 4: Góc 6 giờ đến 8 giờ và 16 giờ đến 18 giờ. Các vị trí này tương tự với trường hợp 1. Tuy nhiên do đặc trưng của mặt vợt đoạn này thường không có rãnh, kết cấu chắc hơn so với các góc trên => với những vị trí khoảng này sau hàn nhiệt carbon có thể căng tương ứng 95% so với khung vợt gốc hoặc max 12kg.

    Trường hợp 5 : Gãy cán, gãy đũa. Trong quá trình sử dụng nguyên liệu sẽ bị lão hóa dần, đồng thời các tình huống phát sinh khi cứu cầu, quăng vợt đều dẫn đến gãy những vị trí này.

    Chú ý: Thời gian xử lý những vợt gãy từ 1-3 ngày, và những khung vợt hàn tốt nhất nên yêu cầu shop căng 4 nút.
  2. liullyer

    liullyer
    Mới Tập Cầu Lông

    cảm ơn ! bài viết hữu ích
  3. perterseopro

    perterseopro
    Mới Tập Cầu Lông

    bài viết rất là hay và hữu ích ạ :)

Chia sẻ trang này

Đang tải...