Cầm vợt như nào khi đỡ trả giao cầu trong đánh đôi.

Thảo luận trong 'Kỹ Thuật Cầu Lông Cơ Bản - Nâng Cao' bắt đầu bởi Vietnguyenhoang33, 27/1/15.

  1. Vietnguyenhoang33

    Vietnguyenhoang33
    Mới Tập Cầu Lông

    Giúp em chút. Cầm vợt kiểu cơ bản hay cầm kiểu ve (ngón cái áp mặt lớn ) khi đứng sau người giao cầu. Người trả cầu thường đánh ngang lưới về phía trái tay nẻn em khôg hất mạnh được mà toàn phải đánh bỏ nhỏ sát lưới. Cầm vợt và bung người sao để đấy cầy cao sâu
    Tags:
  2. ph4nvu

    ph4nvu
    VĐV Phong Trào

    Đối phương đánh ngang lưới về phía trái thì bác tạt trái tay lun :-O Bác cầm vợt ép sát ngón cái dọc cán vợt, dùng lực từ đốt dưới của ngón cái nhé, sẽ mạnh hơn kiểu cầm trái tay mà chỉ đầu ngón cái tiếp xúc cán vợt.
  3. Vietnguyenhoang33

    Vietnguyenhoang33
    Mới Tập Cầu Lông

    Vậy mà nó tạt lưới phải tay thì lại phải xoay vợt về nhit
  4. ph4nvu

    ph4nvu
    VĐV Phong Trào

    Đúng rồi bác, bác luyện cách cầm đổi xoay cán vợt cho nhanh là được mà, chứ bình thường đứng sau thì cầm vợt kiểu bình thường thôi.
  5. Vietnguyenhoang33

    Vietnguyenhoang33
    Mới Tập Cầu Lông

    Em đang luyện mà chuyển vợt vẫn chậm lắm. Mặc dù cầm lỏng khi đợi cầu rồi. Nhưg bên kia tạt lại bay nhanh về phía trái nên khôg xoay kịp chỉ trả cầu sát lưới được :(
  6. thanhtai

    thanhtai
    VĐV Bán Chuyên

    Đối với trái tay thì bạn cần đón đường cầu để dành thế chủ động, nếu không bạn sẽ đỡ cầu bị động thì lực yếu. do di chuyển không kịp nên thường đưa vợt ra trước gần vị trí cầu, rồi mới đánh nên biên độ đánh cầu thấp cầu bay yếu.
    Một phần nữa là do người phía trước giao cầu hơi cao tí nên biên độ trả cầu của đối phương rộng hơn.
    Bạn nên nhớ khi càng bình tỉnh thì đánh cầu càng hiệu quả, đánh vội sẽ yếu. Tuy thời gian chuẩn bị chậm nhưng khi đánh phải dùng lực mạnh để cầu đi nhanh, khiến đối phương khó chủ động trong pha đỡ cầu. Những người đánh hay hơn thường khiến bên yếu hơn xử lý cầu gấp rút, nên dễ hỏng và lực yếu.
    lee_changkun thích bài này.
  7. PakXongHip

    PakXongHip
    VĐV Phong Trào

    Muốn phản trái đánh trả giao cầu của đối phương vào bên tay trái của mình trong đánh đôi, thì người phòng thủ phía sau đứng tư thế trọng tâm thấp, 2 chân rộng hơn vai, chân phải cao hơn chân trái xíu, trọng tâm dồn đều vào 2 mũi chân( tránh đứng cả lòng bàn chân như vậy sẽ bị động trong bước di chuyển ), thấy cầu trước khi di chuyển chân bác phải có 1 bước tạo đà cho chân vào trạng thái sẵn sàng di chuyển nhanh ( vì những cú phản giao cầu trong đánh đôi rất nhanh ). Khi ra chân - tay nhanh thì bác sẽ lấy được cầu cao ( ngang tầm ngực ) lúc này bác đẩy cầu cao về phía sau đối phương ( chắc chắn lực yếu cũng làm dc động tác này ). Còn nếu chậm hơn thì cầu xuống tới gối bác phải bung cầu thấp lên về cuối sân rồi ( lúc này bác chú ý đến biên độ cánh tay, và lực cổ tay phát ra đúng ngay thời điểm tiếp xúc cầu, và nhớ đẩy và nâng phần khuỷa tay lên cao hơn vai nhé ).
    Về phần tay cầm vợt: bác cầm vợt như TTCB chỉ việc lật vợt qua trái, lúc này ngón tay trái của bác hiển nhiên được đẩy lên cao hơn các ngón còn lại, dùng lực ép cả ngón tay cái và lực nắm thật chặt của các ngón con tức thời( lực bộc phát )khi bắt đầu tiếp xúc cầu, còn lúc xoay người và lật mặt vợt thì tay cầm vợt lỏng cho dễ di chuyển nhanh hơn. Chúc bác thành công
  8. sinhvienvn2005vn

    sinhvienvn2005vn
    VĐV Chuyên Nghiệp

    Nói chung là luyện lực cổ tay sao cho mạnh, kỹ thuật trả giao cầu trái tay và phản xạ bạn ạ! Như bạn nói ở trên, khả năng chụp cầu của đối phương nhanh hơn bạn nên bạn phải luyện sao cho bạn phải nhanh hơn ngta, ít ra là bằng.hj. Còn chuyện ko trả được cầu cao thì chỉ có cách luyện lực cổ tay thôi bạn ạ. Về kỹ thuật, khi ngta đập cầu mà bạn đỡ cầu trái tay thấy ổn rồi thì mình nghĩ kỹ thuật ko là vấn đề với bạn nữa. Có vài chia sẻ, mong các mem góp ý thêm.
  9. Ngọc Tay Chiêu

    Ngọc Tay Chiêu
    Moderator
    Ban Quản Trị

    cầm ngắn giúp tăng cường khả năng kiểm soát cầu, phản xạ nhanh khi ở gần lưới và giữa sân bạn nhé

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này

Đang tải...