Tiến Minh – Tượng đài bất tử của cầu lông Việt Nam

Thảo luận trong 'FC Tiến Minh' bắt đầu bởi Cương, 14/4/14.

  1. Cương

    Cương
    VĐV Phong Trào

    Nhân sự kiện có rất nhiều những bài báo và 1 số ít khán giả quan tâm đến bộ môn cầu lông bấy lâu nay vẫn có chung 1 ý kiến cho rằng, Tiến Minh chưa xứng đáng với vị trí trong top 10, việc Tiến Minh có mặt trong top 10 đơn giản chỉ là do cày giải nhiều hay như Tiến Minh có 1 thể hình không thật sự lý tưởng cho bộ môn cầu lông, nếu Việt Nam đầu tư vào những tay vợt trẻ thì sẽ có kết quả tốt hơn…

    Nhằm giải đáp những ý kiến trên, nhân 1 ngày rảnh rỗi, với tư cách là 1 người theo dõi cầu lông bấy lâu nay, cũng đồng thời là Admin của 1 Fanpage về Cầu lông trên Facebook, tôi xin được phản biện những ý kiến trên để giúp các bạn quan tâm đến Tiến Minh nói riêng và quan tâm đến cầu lông nói chung có được 1 cái nhìn khách quan hơn.

    1. Tiến Minh có thứ hạng top 10 là do đánh nhiều giải, gặp các tay vợt top dưới thường thua???

    Trên đây là bảng xếp hạng cầu lông ngày 20/2, thực tế trong top 20 thế giới, tất cả các tay vợt đều thi đấu rất nhiều giải. Mà không, không chỉ riêng top 20 thế giới, mà trong top 100 thế giới, đại đa phần các tay vợt đều thi đấu số giải tương đương với Tiến Minh trong 1 năm, thậm chí có những tay vợt còn thi đấu trên 20 giải, tại sao không phải những tay vợt khác, cũng với số giải tương đương hoặc nhiều hơn có mặt trong top 10, mà lại là Tiến Minh.

    [​IMG]
    Tất cả các tay vợt trong top 20 thế giới đều đã bị Tiến Minh đánh bại

    Xin thưa, có rất nhiều người đang hiểu lầm 1 điều là đánh càng nhiều giải trong 1 năm thì thứ hạng càng cao. Không phải cứ thi đấu 1 năm 20 giải thì sẽ tính điểm tổng của 20 giải, cách tính điểm hiện nay của Liên đoàn cầu lông thế giới BWF là tính điểm tổng trong 52 tuần của 10 giải đấu mà tay vợt tham gia có điểm số cao nhất, dù tay vợt nào có thi đấu 15, hay thậm chí là 20 giải thì cũng chỉ được tính điểm 10 giải có thành tích tốt nhất mà thôi. Nếu bạn chỉ chăm đánh những giải đấu nhỏ như International Series, Future Series… thì dẫu cho dù bạn vô địch giải đấu đó cũng không bằng 1 trận thắng ở giải Super Series. Ví dụ cụ thể, vô địch giải cầu lông thuộc hệ thống Future Series được 1700 điểm thì 1 trận thắng của Tiến Minh ở vòng 1 thuộc hệ thống Super Series lên tới 2220 điểm. Nếu Tiến Minh chỉ chăm chăm đánh những giải đấu thuộc hệ thống trên thì cho dù 1 năm Tiến Minh thi đấu đến 20 giải, tất cả đều vô địch đi chăng nữa thì anh vẫn không thể có tên trong top 30 thế giới, chứ đừng nói là top 10.

    Hay như ý kiến cho rằng, việc Tiến Minh không xứng đáng trong top 10 vì anh thường xuyên thua những tay vợt có thứ hạng thấp, chứ trong top 20 thế giới, Tiến Minh hầu như chẳng đánh thắng được ai…

    Ø Xin thưa : Ở bức ảnh trên là bức ảnh chụp top 20 thế giới, tất cả những tay vợt nằm trong top 20 thế giới ở bảng xếp hạng trên đều đã từng bị Tiến Minh khuất phục ít nhất 1 lần. Nếu không tin, các bạn có thể kiểm tra. Trình độ của các tay vợt trong top 20, thậm chí 30 thế giới hiện nay đang ngày càng được thu hẹp. Ở nội dung đơn nam, ngoài 2 tay vợt có độ ổn định cao là Lee Chong Wei và Chen Long thì bất cứ những tay vợt nào khi thi đấu với 1 tay vợt khác trong top 20. 30 đều có khả năng thua, quan trọng là thua ít hay thua nhiều mà thôi. Truyền thông Việt Nam luôn đưa những mẩu tin kiểu "Tiến Minh thua shock trước tay vợt có thứ hạng yếu hơn ", họ đâu có chịu tìm hiểu xem những tay vợt khác như thế nào khi mà những tay vợt khác nằm trong top 10 thế giới như Kenichi Tago, Tommy Sugiarto, Boonsak Ponsana cũng có những trận thua trước những tay vợt chiếu dưới. Có lẽ vì phần đông truyền thông của Việt Nam cũng chỉ biết đến Lee Chong Wei, Chen Long, Lin Dan…mà thôi.

    2. Việt Nam không thiếu tài năng trẻ, nếu được đầu tư có thể chẳng kém Tiến Minh, chỉ là không có tiền mà thôi???

    Tiền – Liệu có phải là tất cả ?


    Có 1 vài ý kiến cho rằng nếu như các tay vợt trẻ của Việt Nam được đầu tư nhiều hơn nữa, đi thi đấu cọ sát quốc tế nhiều hơn nữa thì không quá khó để chúng ta tìm ra được những Tiến Minh thứ 2, thậm chí còn xuất sắc hơn Tiến Minh khi Tiến Minh có bất lợi về mặt thể hình, nhưng thực tế, Tiền có phải là tất cả?

    Malaysia là 1 cường quốc cầu lông, đã rất nhiều năm nay, gánh nặng trên vai Lee Chong Wei nhiều năm qua đã khiến chính tay vợt này nhiều lúc thốt lên rằng áp lực dành cho anh là quá lớn khi mà không có những tay vợt nào cùng đẳng cấp để chia sẻ gánh nặng cùng anh, 2 tay vợt số 2 và số 3 Malaysia là Chong Wei Feng và Daren Liew thì càng thi đấu càng tệ mặc dù đã được Liên đoàn cầu lông Malaysia đầu tư rất nhiều tiền bạc nhưng đáp lại sự kỳ vọng đó của BAM. Mặc dù Daren Liew và Chong Wei Feng là 2 tay vợt được đánh giá tập luyện rất chăm chỉ, luôn hoàn thành giáo án mà ban huấn luyện Malaysia giao cho cũng như liên tục được đầu tư để đi đánh giải quốc tế, nhưng tại sao họ vẫn mang đến sự thất vọng?

    Hãy xem, Malaysia không thiếu tiền nhưng tại sao Daren Liew gặp Tiến Minh 6 lần thì thua cả 6, Chong Wei Feng gặp Tiến Minh 4 lần mà chỉ thắng được có 1 lần duy nhất???

    Tài năng trẻ

    Có 1 sự thật mà cho đến giờ không phải ai cũng biết là từ hồi trẻ, Tiến Minh không hề được đánh giá cao, thậm chí cho đến năm 18 tuổi, anh mới lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng lên ngôi ở giải cầu lông dành cho các tay vợt trẻ Việt Nam, vậy tại sao xuất phát điểm của Tiến Minh có phần chậm trễ mà anh lại có được thành công đến như vậy?

    [​IMG]
    10 năm qua, cầu lông Việt Nam đã có ai đủ tầm để tiếp bước Tiến Minh?

    Việt Nam có nhiều tay vợt từng là trẻ tài năng trẻ (xin tiện không nêu tên), những tay vợt này nếu so sánh ở độ tuổi 16-18 với Tiến Minh, họ không hề thua kém, nhưng tại sao đến giờ phút này, trong khi Tiến Minh top 10 thế giới thì họ đã chững lại từ lâu lắm rồi mà không để lại dấu ấn gì ở đấu trường quốc tế, trong khi đó nhắc đến cầu lông Việt Nam, cả thế giới sẽ chỉ biết đến cái tên Nguyễn Tiến Minh. Nhìn lại những giải vô địch quốc gia, Tiến Minh vô địch 10 năm liên tiếp mà gần như không gặp bất kỳ 1 khó khăn nào.

    Không phải hồi trẻ đánh hay thì lớn lên vẫn vậy, đây là 1 điều khó lý giải trong thể thao, ở 1 độ tuổi nào đó, họ sẽ bị chững lại và rất khó có thể vuợt qua cái chướng ngại đó mà dân gian Việt Nam hay có câu gọi là sớm nở chóng tàn. Nói cách khác, tài năng của họ chỉ dừng lại ở mức…tiềm năng

    Nếu bạn cho rằng có thể những tay vợt đó không được đi thi đấu cọ sát quốc tế nhiều như Tiến Minh, không được gia đình ủng hộ mạnh mẽ như Tiến Minh, nếu như có tiền thì chắc chắn các tay vợt trẻ sẽ có những bước tiến bộ, mình xin lấy 1 ví dụ:

    [​IMG]

    Ở Trung Quốc có 1 tay vợt sinh năm 1990 cũng nằm trong top 10 thế giới là Wang Zhengming, năm 18 tuổi, tay vợt này vô địch cả giải cầu lông trẻ Châu Á lẫn giải cầu lông trẻ thế giới, những Huấn luyện viên của đội tuyển cầu lông Trung Quốc đã nhanh chóng ví von anh với biệt danh Lin Dan mới. Đến thời điểm này, Wang Zhengming mới chỉ dành được 2 danh hiệu đáng chú ý là Adidas China Master 2013 thuộc hệ thống Super Series (giải đấu mà rất nhiều các tay vợt mạnh của Trung Quốc bỏ cuộc do Adidas thay Lining tài trợ) và giải… Nhưng chừng vậy là chưa đủ so với sự kỳ vọng, thậm chí còn là sự thất vọng khi mà so sánh với tay vợt đồng trang lứa là Chen Long, đàn anh du Pengyu hay những đàn em như Tian Houwei, Xue Song…, Wang Zhengming vẫn chưa thể tạo được niềm tin nơi ban lãnh đạo cầu lông Trung Quốc.

    Ø Phần này, tôi không bảo rằng dù có tiền đầu tư thì các tay vợt trẻ của Việt Nam vẫn không thể tỏa sáng, tiền là 1 yếu tố quan trọng nhưng không phải là tất cả. Còn rất nhiều yếu tố khác như thái độ tập luyện của vận động viên, sự huấn luyện, chỉ đạo của ban huấn luyện hay đôi khi là năng khiếu có sẵn của 1 tay vợt nữa. Tiến Minh để có được thành công như ngày hôm nay, được Yonex, Victor rồi Kawasaki ký hợp đồng, tài trợ những chuyến tập huấn, tham dự những giải đấu là do anh đã chứng minh với những nhà tài trợ là « Anh là người có thực lực », các tay vợt trẻ của Việt Nam nếu muốn được như Tiến Minh, hãy chứng minh các bạn là " Người có thực lực ", vì chắc chắn các nhà tài trợ không bao giờ muốn đầu tư nhầm chỗ.

    3. Truyền thông có thật sự công bằng với Tiến Minh

    Ở 1 quốc gia mà gần như nhắc đến cầu lông là nhắc đến cái tên Nguyễn Tiến Minh, chính vì vậy sự quan tâm mà giới truyền thông giành cho Tiến Minh cũng sẽ lớn hơn rất rất nhiều so với bất kỳ tay vợt nào trong nước, bên cạnh nhiều những bài báo có tính chất xây dựng, góp phần giúp người hâm mộ hiểu hơn về Tiến Minh thì còn đó là những " nhà báo " không có chuyên môn nhưng lại thích viết trội.

    Khi đọc những bài báo nói về những trận thua của Tiến Minh trước những tay vợt có thứ hạng thấp hơn, tôi chỉ thấy các bài báo chỉ quanh đi quẩn lại nói về 2 vấn đề là thể lực của Tiến Minh kém và tâm lý của Tiến Minh yếu. Tôi không hiểu là những phóng viên của những bài báo đó liệu có trực tiếp xem video không hay chỉ lặp đi lặp lại 1 điệp khúc quen thuộc Tiến Minh thua là do thể lực và tâm lý chưa tốt để viết báo?

    [​IMG]
    Truyền thông Việt Nam dường như chỉ biết chỉ trích khi Tiến Minh thua trận

    Có những trận đấu Tiến Minh thua những tay vợt cửa dưới là do chính đối phương chơi hay hơn, có sự tư vấn về chiến thuật từ ban huấn luyện tốt hơn, chính Tiến Minh nhiều lúc cũng thừa nhận điều này và anh cho rằng hiện nay các tay vợt trẻ đang ngày càng trưởng thành sớm và bất cứ trận đấu nào cũng đều như là 1 trận chung kết với Tiến Minh. Tuy nhiên, đa phần các phóng viên viết báo về cầu lông lại không cho rằng như vậy, điệp khúc lặp đi lặp lại vẫn chỉ là do "Tiến Minh thể lực kém, tâm lý yếu", khi đọc những bài báo như vậy, tôi thấy buồn vì Tiến Minh thua trận 1 thì tôi buồn vì báo chí 10, sự thất bại của truyền thông Việt Nam.

    Truyền thông là yếu tố rất quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào, thật buồn khi đa số các bài báo viết về Tiến Minh khi anh thua trận bây giờ chỉ là điệp khúc "Tiến Minh có thứ hạng cao là do đánh nhiều giải", "Tiến Minh thua các tay vợt hạng dưới là do thể lực kém, tâm lý yếu" mà không tìm hiểu chính xác diễn biến của trận đấu đó. Người hâm mộ khi đọc những bài viết thiếu chính xác và thiếu khách quan đó cũng sẽ đánh giá sai về năng lực thật sự của Tiến Minh, thật buồn khi hiện nay truyền thông nước nhà chỉ góp phần có những bài báo mang tính "Giật tuýp shock để câu views nhằm tăng sự chú ý của người hâm mộ khi Tiến Minh thua trận mà họ không cần quan tâm đến cảm nhận của nhân vật chính là Tiến Minh khi đọc những bài báo đó sẽ như thế nào.

    Đôi khi, nghe Tiến Minh trả lời phỏng vấn, anh không hiểu sao nhiều lúc những bài báo trên Internet từ những trang báo uy tín lại có những bài giật tuýp shock, ném đá anh đến như vậy, khiến người hâm mộ hiểu sai về anh. Có lẽ, Tiến Minh không biết rằng, những bài báo có nội dung shock như vậy sẽ khiến người hâm mộ tò mò hơn, xem nhiều hơn, qua đó lượng Views của những bài báo đó sẽ tăng, 1 phần quan trọng để tăng quảng cáo

    4. Sự đầu tư dành cho Tiến Minh

    Có 1 điều không thể phủ nhận là trong các tay vợt top 20 thế giới thì sự đầu tư về tài chính mà Liên đoàn cầu lông dành cho Tiến Minh là kém hơn cả, điều đó cũng không có gì là đáng ngạc nhiên khi mà trong top 20 thế giới, các tay vợt đều đến từ các quốc gia có kinh tế tốt và họ chịu đầu tư hơn cho cầu lông hơn Việt Nam rất rất nhiều. 1 năm Tiến Minh tham dự rất nhiều các giải đấu quốc tế, nhưng phần nhiều đó là do sự nỗ lực của bản thân anh, vì vậy các nhà tài trợ đã chịu mọi chi phí để anh tham dự những giải đấu quốc tế quan trọng, và đôi khi, chinh Tiến Minh cũng phải bỏ tiền túi của mình ra để tham dự.

    [​IMG]

    Chúng ta có quyền gì mà đỏi hỏi quá nhiều ở anh, mặc dù những gì anh mang lại được chính báo chí nước ngoài ca ngợi và đánh giá cao. Đích thân tổng thư ký Lê Thanh Sang trong 1 cuộc phỏng vấn khi nói về Tiến Minh còn cho biết "Mỗi lần đi họp báo nước ngoài, cứ thấy đoàn Việt Nam là các đoàn quốc tế đều dành cho đoàn Việt Nam 1 sự tôn trọng kỳ lạ, vì ở Việt Nam, chúng ta có Tiến Minh "

    5. Quân xanh – dinh dưỡng – y tế.

    Tiền là yếu tố rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Ở Việt Nam, không có tay vợt nào đủ đẳng cấp để tập luyện đơn với Tiến Minh khi mà anh liên tục phải tập cùng 3-4 tay vợt để duy trì phong độ. Nếu như Lin Dan của Trung Quốc có hàng tá các đàn em để tập cùng như Chen Long, Du Pengyu, Tian Houwei, bên Nhật Bản thì Kenichi Tago, Sho Sasaki, Kento Momota…đẳng cấp cũng không quá chênh lệch, họ cùng tập với nhau và cùng nhau tiến bộ thì Tiến Minh chẳng có ai đủ trình độ để tập đơn cùng anh. Rõ ràng, để có để có được những thành công như ngày nay khi mà chưa có được quân xanh thật sự chất lượng, Tiến Minh đã phải nỗ lực hơn rất nhiều những gì chúng ta biết qua báo chí.

    [​IMG]
    Các tay vợt quốc tế luôn có đội ngũ y tế của quốc gia họ đi cùng ở mọi giải đấu

    Nếu như quân xanh là 1 mặt hạn chế khi mà Việt Nam không có được những tay vợt tốt thì vấn đề về y tế, dinh dưỡng, những điều mà Việt Nam có thể làm được nhưng đã không thực hiện thì lại là 1 điều đáng buồn. Ở 1 giải đấu quốc tế quan trọng nhất năm 2013 là giải Vô địch thế giới, chỉ với huấn luyện viên đi cùng, Tiến Minh vẫn vượt qua rất nhiều khó khăn để giành được tấm huy chương đồng thế giới đầy quý giá dù trước đó anh đã phải trải qua những trận đấu ghẹt thở, đặc biệt là trận đấu đốt thể lực với Jan O Jorgensen ở tứ kết. Trong khi đó, cường quốc cầu lông thế giới là đoàn Nhật Bản, tham gia ở rất nhiều nội dung, đội ngũ y bác sỹ, chuyên gia tâm lý hùng hậu nhưng vẫn trắng tay. Không hiểu những người có trách nhiệm của cầu lông Việt Nam khi thấy vấn đề này, họ sẽ nghĩ gì.

    Hơn nữa, ở Việt Nam chưa có ai ngoài Tiến Minh đủ tầm đánh Super Series, hay thậm chí là các giải đấu thuộc hệ thống Grand Prix, Grand Prix Gold. Mỗi lần đi thi đấu, Tiến Minh chỉ đi có 1 mình, biết bao nhiêu gánh nặng dồn lên vai anh. Nếu như đoàn Trung Quốc, Malaysia…đi thi đấu, họ có tới cả vài chục tay vợt, người này thất bại thì đã có người kia chiến thắng, áp lực dành cho mỗi tay vợt đều khá nhẹ còn Tiến Minh thì khác, cả 90 triệu người nhìn vào anh, áp lực biết bao, nhưng điều đó có mấy ai hiểu….

    Biết bao nhiêu danh hiệu lớn – nhỏ, 7 lần lọt vào bán kết của những giải đấu Super Series danh giá, Huy chương đồng môn cầu lông ở giải Vô địch thế giới 2013 (thua nhà Vô địch Lin Dan ở bán kết)…., nếu ai đó nói Tiến Minh không xứng đáng với top 10 cầu lông thế giới, lọt vào top 10 chẳng qua cày nhiều giải…, tôi tin chắc người đó chưa 1 lần cầm vợt ra sân cầu…
    Tags:
  2. duongtt

    duongtt
    VĐV Phong Trào

    Một bài viết rất hay và ý nghĩa !!!
  3. tam_vuong

    tam_vuong
    VĐV Phong Trào

    Trước đây đúng thật là có ý nghĩ cứ đánh càng nhiều giải nhỏ thì top càng cao. Cám ơn bạn đã cho mình biết tường tận vấn đề này. Bài viết rất hay
  4. Spirit37vn

    Spirit37vn
    VĐV Phong Trào

    Cám ơn bạn vì bài viết rất hay và tâm huyết. Muốn sống ở một đất nước như Việt Nam rất khó các bạn ạ
    ramboviking thích bài này.
  5. badmintonman

    badmintonman
    VĐV Phong Trào

    Sau khi đọc bài viết của bạn thì mình có cãm giác rất buồn. Nhưng cái mình buồn nhất là trình độ viết báo của dân làm báo TT VN quá tệ. Thử nghĩ bạn chỉ là người bình thường mà lại biết thu thập thông tin đầy đủ lập luận vững chắc và hành văn cũng rất hay. TM thành công chính là nhờ tình yêu mãnh liệt với cầu lông thôi. Chứ còn có tiền có HLV nước ngoài hay quân xanh mà không yêu cầu lông (cái gì cũng chờ thầy chỉ) không tự rèn luyện, tìm hiểu thêm về kỹ thuật chiến thuật thì có tiến cũng rất chậm.
  6. ramboviking

    ramboviking
    VĐV Phong Trào

    Một bài viết rất hay, lập luận rất chắc. Cần lắm những bài viết phân tích sâu và chất như thế này. Mong sao các bài viết này được đăng lên các báo, tạp chí để mọi người hiểu hơn về thể thao và truyền thông Việt Nam
  7. razerhieu

    razerhieu
    Mới Tập Cầu Lông

    Bài viết hay lắm!!! Anh Minh là huyền thoại ở Việt Nam rồi !!! LCW hay LinDan mà có ở VN thì chưa chắc đã đạt được thành tích như anh Minh hiện nay
  8. vietthanglong

    vietthanglong
    Mới Tập Cầu Lông

    mình thấy anh Tiến Minh rất có tài đấy chứ, ai mà nói anh không giỏi thì cần phải xem lại, để đạt được lọt vào top thế giới không phải là chuyện dễ dàng, tuy giờ phong độ của anh không như xưa nhưng anh vẫn là tay vợt số một Việt Nam, rất đáng để mọi người tự hào đấy ạ








    -------------------------------------------------------------------------------------------
    Các mẫu bàn ghế sắt đẹp mỹ thuật mang đến sự sang trọng cho căn phòng | Công ty vận tải đường bộ uy tín nhất TPHCM http://vantainoidia.vn/van-tai-bac-nam/ma-tran-thi-truong-cong-ty-van-tai-duong-bo.html
  9. thcstatthanh

    thcstatthanh
    Mới Tập Cầu Lông

    Tất cả các tay vợt trong top 20 thế giới đều đã bị Tiến Minh đánh bại
  10. tuanpmanager

    tuanpmanager
    Mới Tập Cầu Lông

    bài viết rất sâu sắc, sau bài viết này, suy nghĩ của mình về Tiến Minh đã thay đổi
  11. sore.vn

    sore.vn
    Mới Tập Cầu Lông

    up cho tiến minh
  12. sore.vn

    sore.vn
    Mới Tập Cầu Lông

    tiến minh - thu trang

    Mới

    up cho tiến minh

    Mới

    up cho tiến minh

    Mới

    up cho tiến minh
  13. ye4ever

    ye4ever
    Mới Tập Cầu Lông

    hiện giờ chưa thấy ai ở VN thay thế đc anh Tiến Minh
  14. ye4ever

    ye4ever
    Mới Tập Cầu Lông

    Truyền thông và người hâm mộ đôi khi đòi hỏi quá cao ở 1 VĐV đỉnh cuả nươcs nhà như anh

Chia sẻ trang này

Đang tải...