Có ai dám đầu tư cho con em mình đi theo con đường cầu Lông chuyên nghiệp ở VN?

Thảo luận trong 'Tin Tức Cầu Lông' bắt đầu bởi Doremon, 16/1/12.

  1. Doremon

    Doremon
    VĐV Phong Trào

    Ngoại trừ 1 vài gia đình như Tiến Minh, Anh Hoàng, ..., có thành viên nào trên diễn đàn này có ý tưởng đầu tư cho con em mình đi theo con đường cầu lông chuyên nghiệp chưa? Ở nước ngoài tôi thấy người ta có vẻ mạnh dạn trong chuyện này hơn (?) Ở VN có lẽ ít người dám dũng cảm thoát ra cái mô hình cổ điển: khuyến khích con học giỏi, cố gắng vào đại học, thi đậu, lấy 1 tấm bằng rồi đi xin việc trong một công ty nào đó, ổn định cuộc sống tàng tàng cho đến suốt đời??
    Theo tôi nghĩ tố chất con người đâu phải ai cũng giỏi trong việc làm kế toán, kỹ sư hay bác sĩ,...? Có những gia đình có tố chất thể thao, hoặc trong gia đình trí thức nhưng sinh ra một đứa trẻ có tài năng về thể thao (như Lindan của TQ chẳng hạn), nhưng ở VN, bố mẹ chúng lại vẫn ép con mình đi theo lối mòn : đại học-công ty-hưởng lương... , có phải là uổng phí của trời không nhỉ? Tôi không hiểu con cái ta một ngày nào đó có 1 cuộc sống như vận động viên cầu lông Tiến Minh thôi, được đi chu du khắp thế gian để tranh tài, được hâm mộ, lại kiếm được nhiều tiền,.. thì ta có cảm thấy tuyệt vời không nhỉ?? hay ai đó lại cho rằng... như vậy là đầu tư mạo hiểm, ngông cuồng, vô bổ, không thực tế?? Theo quan điểm của mình thì vấn đề quan trọng là cách nghĩ, không nên bó buộc mình vào 1 nếp nghĩ duy nhất! Thể thao không phải chỉ là một trò chơi! nó cũng có thể trở thành 1 cuộc sống! Như Lee Chong Wei từng nói: "Badminton is my life!" ... Các bác nghĩ sao??
    Tags:
  2. nhochanh

    nhochanh
    VĐV Phong Trào

    Đã từng ngồi nói chuyện với anh H (Sở TDTT-HLV Tak...) rất nhiều cái trong Thể thao VN chúng ta chưa thể "thoát ra" đc cái "cơ chế" hiện nay đâu, nói chung là ....chỉ biết thở dài thôi!
  3. gatapchoi

    gatapchoi Guest

    nói thật là không dám, nhiều vấn đề lắm, cả 1 bộ máy nhà nước mà còn chưa đào tạo được 1 VDV đẳng cấp thì....:(
  4. lumcauchuyennghiep

    lumcauchuyennghiep
    VĐV Chuyên Nghiệp

    hiện lại thì như vậy nhưng hy vọng đến thời con em mình sẽ có những thay đổi chứ. Khi những người tâm huyết cầu lông như TM về làm HLV hay trong ban lãnh đạo thi CLVN có hy vọng chứ anh.
    Mình lại không ngại khi cho con mình theo CL nếu nó có năng khiếu và sự đam mê.
  5. tvmanh020691

    tvmanh020691
    VĐV Chuyên Nghiệp

    cám ơn bài viết của anh !
    em nghĩ cũng nhìu bậc cha mẹ cũng nghĩ rùi, bít con mình co năng khiếu...
    nhưng không phải ai cũng có điều kiện
    phải nói thiệt như nhà em thui: ngày em còn nhỏ, cơm còn chưa đủ ăn nói j đến cầu lông...
    đến khi học cấp 2 thì thấy bố mua dc 1 bộ vợt 50k ( hoành tráng vãi)
    còn những người có điều kiện thì họ mún con họ có 1 tương lai tốt hơn nữa ( giám đốc, kinh doanh, giáo sư, tiến sĩ ...)
    còn ai có năng khiếu thì sau này lớn tự phát huy là chính !
    đây là ý kiến riêng của em thui nha, chém nhẹ tay tội thân em !
  6. GERMANY

    GERMANY Guest

    nếu con mình có năng khiếu và niềm đam mê ăn ngủ cùng cầu lông + điều kiện kinh tế gia đình dư giả thì các bậc cha mẹ nên là nguồn động lực và là bệ phóng để con mình đạt được niềm đam mê đó. Mặc dù chính sách và mọi ưu đãi từ phía nhà nước là ko có gì, chúng ta vẫn đủ khả năng làm được điều này vì thế hệ mai sau
  7. vnbadminton152

    vnbadminton152
    VĐV Chuyên Nghiệp

    đối với mình thì vấn đề này đơn giản. Sau này có con mình chắc chắn sẽ cho chơi cầu lông từ khi còn nhỏ, còn sau này nó muốn theo đuổi cái gì thì mình cũng ủng hộ miễn là được pháp luật cho phép và có ích cho xã hội ;))
  8. BuiDat

    BuiDat
    VĐV Bán Chuyên

    đầu tư thì dám có người đầu tư chứ ? em đi các sân tập thấy các nhóc còn bé tí đã đi đánh cầu có huấn luyện viên gì rùi, nhưng mà đi theo con đường chuyên nghiệp em nghĩ không gia đình nào dám cho con em mình tiến xa hơn, vì lo cho tương lai của bọn trẻ, đầu tư chắc chắn có lắm gia đình đầu tư, thế nhưng đầu tư cho con mình rồi con mình sẽ nhận được gì ? ngay cả Tiến Minh của VN đứng hạng 7 thế giới mà bây h cũng có khá giả gì đâu ? mà đó là lúc đang ở đỉnh cao sự nghiệp nhé ! thử đến tuổi 35 xem thế nào, rồi gia đình con cái chỉ đủ sống, vậy cầu lông có thật sự nuôi sống được họ, và giúp họ trở nên giàu có không ? để đi theo con đường chuyên nghiệp này tại VN
    bây h đầu tư cho bọn trẻ, chẳng qua là muốn bọn trẻ có một môn thể thao để giao tiếp và tạo sự năng động khỏe khoắn là chính thui ! ^^
  9. maihuudat

    maihuudat
    VĐV Phong Trào

    anh nói hay nhưng con mình nó pải có đâm mê thì mình mới đầu tư chứ
  10. vnbadminton152

    vnbadminton152
    VĐV Chuyên Nghiệp

    Nghe anh nói thấy sợ thiệt, e tưởng TM cũng phải khá giả lắm chứ, dù gì cũng nằm trong top nhưng người nổi tiếng nhất VN mà. Mà hình như tiền thưởng các giải cầu lông ít hơn nhiều so với quần vợt phải không ta, thấy VĐV quần vợt giàu không thua gì cầu thủ bóng đá.
  11. lumcauchuyennghiep

    lumcauchuyennghiep
    VĐV Chuyên Nghiệp

    Bố mẹ không chơi thể thao và cũng không biết đến cầu lông thì con cái làm sao có cơ hội tiếp xúc, khác hẳn chúng ta bây giờ chứ, những người đang sống trong thực tế biết dành về CLVN có hay không là do bản thân chúng ta chứ.
    Mình thì theo quan điểm như thế này, trước mắt khi còn nhỏ cứ cho con học văn hoá bình thường kết hợp với tập luyện thể thao, qua vài năm mình sẽ biết được khẳ năng của con em mình như thế nào. Nếu thực sự nó có trình độ, sự thăng tiến thì mình sẽ đầu tư hết mình
  12. Teen_9x_lazy

    Teen_9x_lazy
    VĐV Phong Trào

    Với điều kiện có người phát hiện tài năng và 1 nhà tài trợ "bự" thì ngon lành
    Chứ như Tiến Minh đó, có tài nhưng ko có tài trợ thì cũng như ko. May là nhà ảnh cũng khá giả nên mới leo lên hạng 7. Nói chung VN chẳng biết đầu tư.
    Với lại đầu tư bóng đá dễ cá độ hơn cầu lông, nhìn lương của mấy thằng cầu thủ bóng đá mà ham, trong khi VĐV cầu lông đánh giải mệt mỏi chỉ bằng tiền lương của nó 1 tuần
  13. Doremon

    Doremon
    VĐV Phong Trào

    các bác nhận xét rất chính xác, không sai một điểm nào! theo em thì về định hướng cho con cái thì tuỳ mỗi gia đình, nhưng cũng tuỳ người biết khám phá ra khả năng thiên bẩm của con mình nằm ở lĩnh vực nào, rồi nhìn vào triển vọng tương lai của ngành nghề đó mà ra quyết định chứ không chỉ nhắm mắt chăm chăm vào một nỗi đam mê nào đó. Cha của Agassi đam mê tennis đến điên cuồng, nhưng ông ta không bắt buộc tất cả những người con của mình phải theo nghề này. Từ việc cho con chơi tennis, ông ta nhìn thấy 1 tố chất thiên bẩm ở cậu bé Agassi nên quyết định đầu tư cho con. Người anh trai của Agassi cũng chơi tennis, nhưng bị người cha gọi là "the loser" và không cho tiếp tục nữa! bởi tính cách không máu me chiến thắng thì không bao giờ trở thành một nhà vô địch được.
    Tuy nhiên có một khía cạnh khác mà em muốn đề cập ở đây, đó là nếu như ai cũng chung một nếp nghĩ thì thế giới này thật nhàm chán! Em lấy ví dụ, những môn thể thao được phát triển ở VN? em thấy duy nhất chỉ có bóng đá!! nhà nhà xem bóng đá, người người xem bóng đá, báo thể thao đâu cũng toàn bóng đá! như vậy gần như hình thành 1 định nghĩa ở VN: thể thao là bóng đá! Nhưng nếu ngẫm lại: thế giới này còn rất nhiều những môn thể thao hấp dẫn, bổ ích mà sao không được nhiều người quan tâm, chú ý, phát triển? CL là một ví dụ! Tất nhiên nói về thể hình thì làm sao người châu Á có thể so với người châu Âu! nếu đem chuyên thể hình ra bàn thì tốt nhất những người châu Á ko nên chơi thể thao!? Theo em nghĩ , nếu được đầu tư đúng mức thì môn nào, nghành nào cũng vậy, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích và vị thế thậm chí cho cả một quốc gia. Như bóng đá, môn thể thao vua có thể mang lại một vị thế nào đó cho thể thao VN so với khu vực khi vô địch AFF cup thì tại sao cầu lông, môn thể thao " được nhiều người ưu thích chỉ sau bóng đá" sao lại phát triển chậm như vậy? Việt Nam giờ đã có Tiến Minh sau Tiến Minh còn có ai nửa ??
    Người TQ, cũng là người châu Á, về thể chất theo em có khi còn kém hơn người VN, vậy mà họ cũng có thể tự hào có được một Lindan khiến cả quốc gia tự hào! Người VN chẳng lẽ không làm được? Theo em thì tất cả là do tư duy tích cực mà thôi! Một khi trong xã hội, con người đã bắt đầu được no cơm ấm cật thì cũng nên đến lúc suy nghĩ về vấn đề này được rồi!?.
  14. lumcauchuyennghiep

    lumcauchuyennghiep
    VĐV Chuyên Nghiệp

    Nhưng có một điểm nữa mình muốn chia sẻ, nếu VN cải thiện được HLV giỏi cho những trung tâm huấn luyện cũng như đội tuyển (có thể thuê HLV nước ngoài có trình độ) thì những thế hệ vdv CLVN tiếp theo sẽ có nhiều nhân tài hơn, đủ sức cạnh tranh với các vdv của những nước trong khu vực cũng như TG.
  15. superadmin

    superadmin
    Administrator
    Ban Quản Trị

    Đồng ý cùng tất cả ý kiến của anh em.

    Tuấn Anh cũng từng quen qua các tuyển thủ Việt Nam mình. Như Thiết, A Hải cao, một số tuyển thủ trẻ, các thầy đang dạy chuyên nghiệp đào tạo quân khu 7, như thầy thiện, thầy nhân ... cũng thấy được con đường thể thao mà Việt Nam chúng ta đang đi.

    - Về vấn đề chú trọng đào tạo thì Việt Nam ta không bằng các nước khác. Việt Nam ta thấy ai giỏi rồi mới đào tạo, dẫn đền việc căn bản không có. Bắt đầu đào tạo năm 18 tuổi thì khó hoàn thiện được tất cả, do đã tới tuổi trưởng thành. Ngoài ra chế độ cho tuyển thủ thì còn kém quá, khi hỏi mấy em chuyên nghiệp ở quân khu 7 thì ngoài lương trả ra còn có thêm gì không. Các em nói có trả thêm tiền cơm gì đó khoảng 3 triệu. mà 3 triệu thì ăn uống không đủ, các em đó ăn dễ sợ lắm. Vậy thì sao mà tập cho khá hơn, ăn uống còn không đủ nữa mà tập tành gì. Người ta tập xong còn có bác sĩ, rùi chuyên viên matxa, phòng tập chuyện nghiệp, ... để thư giản. Gia đình Tiến Minh có điều kiện hơn, cuối cùng phải bỏ tiền ra tự lo là chính, nhà nước tài trợ không nhiều. Còn các em tuyển thủ hiện nay đa phần gia đình không khá giả khó có tài trợ được. Có nhiều người cho con em đi học cầu lông từ bé nhưng đa phần tự bỏ tiền và thầy dạy ngoài cũng chưa có ai gọi là chuyên môn chính thức nên cũng khó đào tạo kỹ được. (giống anh lumcauchuyennghiep nói, phải có trung tâm và huấn luyện viên giỏi để đào tạo kế thừa)

    - Còn các thầy cầu lông chuyên nghiệp hiện nay thì không có khá giả gì nhiều, 1 thời đam mê nhưng cũng không lên được đỉnh cao. Không có gì làm thì giờ đi dạy thêm cầu lông là hết. Nếu lên đỉnh cao như Tiến Minh đi nữa thì cũng không có những khoản tiền khác như quảng cáo hay là kinh doanh. (2 cái này thì thiên về kỹ năng kinh doanh). Tuyển thủ khó có kiến thức này. Đa phần là do chính các doanh nghiệp tự tìm đến các vận động viên. Nhưng ở việt nam cầu lông chỉ mới bắt đầu mạnh mẽ gần đây. Nên các doanh nghiệp mạnh cũng phải từ từ mới xuất hiện. Chính vì thế nếu có lên chuyên nghiệp thì các em cũng không có tiền để sống với đam mê của mình. Không đủ tiền sống thì làm sao mà tin tưởng vào con đường mình đi. Có thực mới vực được đạo chứ. Nếu ở nước ngoài thứ hạng 7 như tiến mình là 1 thương hiệu lớn và có rất nhiều doanh thu từ thương hiệu này.

    - Nói về vấn đề cầu lông và bóng đá thì hên là có Tiến Minh nên cầu lông việt nam mới phát triển chút chút. Tức phải có người thay đổi trào lưu đam mê, nếu Tiến MInh mà hạng nhất thế giới thì cầu lông việt nam hơi bị hoành tráng. ^^ . Khi dân tự hào thì họ sẽ rèn luyện. Kiểu là như vậy đó. ^^ . Phải có thần tượng thì dân mới thay đổi chứ. Chứ như các em teen hiện nay toàn là thích mấy anh hàn quốc không à. Chẳng có ai ở Việt Nam cho chúng ta thần tượng mạnh mẽ cả.

    - Em cũng đồng ý cùng anh Doremon về mặt con người. Dân VN không thua ai cả, cũng đừng so sánh thể chất hay thể tạng. Cũng không nên nói Châu á hay châu âu. Em rất yêu thích kinh doanh, thể thao và diễn giả rất nhiều người thành công họ đâu nhất thiết phải có thể tạng tốt. Họ thành công do chính tinh thần của họ, tư duy tích cực. Họ có 1 đầu óc kiên trì với mục tiêu của họ. Nếu các bạn nào coi những người thành công trong thể thao. LinDan hay Lee Chong Wei, Tiến Minh bạn phải khâm phục họ đã tập luyện như thế nào. Họ là người đến sớm nhất và tập về trễ nhất, bởi vậy họ mới có thành công như ngày hôm nay. Vậy thì những gì họ có được nhờ vào kết quả rèn luyện của họ đấy.

    - Vấn đề ở đây muốn phát triển thì phải thay đổi cùng 1 lúc các vấn đề. Về đam mê em biết nhiều người đam mê lắm. Nhưng quan trọng phải có gì cho họ có niềm tin họ theo. Cuối cùng quy ra cũng phải có vật chất

    kết luận: Làm những điều mình đam mê ---> Có tiền ----> Làm tiếp những đam mê của mình
  16. GERMANY

    GERMANY Guest

    Đam mê phải đi đôi với năng khiếu mới phát huy được
  17. vnbadminton152

    vnbadminton152
    VĐV Chuyên Nghiệp

    Nghe mấy a nói mới ngộ ra một điều, đúng là nhà phải có tiền có của mới dám cho con theo đuổi thể thao được vì nó thiệt là bấp bênh :(
  18. superadmin

    superadmin
    Administrator
    Ban Quản Trị

    Ai cũng nói câu này cả, hjhj. Nhưng tiếc thay người ta thống kê lại không phải thế mà là "99 PHẦN TRĂM KHỔ LUYỆN VÀ 1 PHẦN TRĂM NĂNG KHIẾU". Hầu hết các bậc thiên tài, trước khi thành danh, họ đã trải qua một quá trình nỗ lực rèn luyện và tự hoàn thiện bền bỉ, không ngừng? Tài năng bẩm sinh chỉ là lợi thế khởi điểm, khiến cho bạn được chú ý. Lựa chọn đúng và hành động theo lựa chọn đó sẽ tạo đà cho tài năng trong bạn phát triển toàn vẹn và đơm hoa kết trái.
  19. lumcauchuyennghiep

    lumcauchuyennghiep
    VĐV Chuyên Nghiệp

    Việt Nam tương lai có HLV giỏi nếu TM sau khi giải nghệ vẫn đam mê sự nghiệp CL về lam HLV cho nước nhà, như vậy CLVN cũng còn có hy vọng khá hơn.
  20. map_choicaulong

    map_choicaulong
    VĐV Phong Trào

    Thành viên mới, xin được góp ý.
    Lấy ví dụ như TM, nếu không dc gia đình đầu tư thì có dc vậy? Giống như Hoàng Thiên bên quần vợt vậy, cũng 1 ví dụ đó. Cơ chế của chúng ta nghèo nàn, rắc rối tùm lum chuyện hậu trường nên đã đánh mất nhiều cơ hội lẫn các tài năng trẻ. Đọc các bài báo, thấy VDV nước họ đi thi đấu là cả 1 đội quân, TM đi thì chỉ 1 mình, chạnh lòng quá. Nên suy cho cùng là do ý chí của con chúng ta thôi, nếu chúng thích, đam mê + năng khiếu thì mình nên đầu tư nhưng kèm 1 điều kiện về học VH đề phòng sau này.

Chia sẻ trang này

Đang tải...