Làng cầu lông TTCT - Cuộc sống người nông dân ở thôn Cầu Chính, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, họ giàu huy chương, cúp vô địch cầu lông, nhiều đến mức phải tính bằng rổ! [TABLE="class: tLegend, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD]Ông Nguyễn Văn Công bên chiếc tủ đựng cúp, huy chương của con mình - Ảnh: Hà Ánh Dương[/TD] [/TR] [/TABLE] Một ngày ở Cầu Chính chúng tôi nhận thấy nơi đây xứng đáng với tên gọi: làng cầu lông. Ngôi làng này hội tụ đầy đủ các yếu tố như có phong trào tập luyện cầu lông sâu rộng trong quần chúng, có lò đào tạo quy củ, có những VĐV thi đấu đỉnh cao. Người cựu binh 20 năm mở lò Sinh năm 1960, sau quãng thời gian 1978-1979 chiến đấu ở biên giới, ông Phạm Văn Vũ giải ngũ về quê. Khi còn làm lính ông đã đam mê thể thao, đặc biệt thường xuyên chơi cầu lông. Trở về đời thường, thấy bọn trẻ trong làng gầy gò, ốm yếu nên ông nung nấu ý định mở lò tập luyện cầu lông. Nhưng ý nguyện đó phải đến năm 1989 mới thành hiện thực. “Tôi mở lò luyện tập cầu lông ở ngay nhà mình nhằm giúp thanh thiếu niên trong làng có một sân chơi lành mạnh, tăng sức khỏe để học tập và lao động tốt hơn - ông giải thích - Những ngày đó dân quê ở đây còn rất nghèo, các cháu đến tập cũng chẳng có dụng cụ như cầu, vợt, giày gì đâu. Tôi phải tận dụng một số dụng cụ cũ của mình và mua thêm một số vợt mới để các cháu tập luyện”. Ông Vũ và gia đình đã phải tự san vườn, lát gạch để có sân tập cho các em. Ông cũng cố gắng tận dụng mọi khoảng không trong nhà làm nơi để dụng cụ tập luyện, dạy học. Ông tâm sự: “Ở vùng nông thôn này không thể có điều kiện làm được nhà tập luyện và sân thi đấu chuẩn. Các cháu tập cầu lông ở sân ngoài trời gặp không ít khó khăn trong những ngày mưa to gió lớn”. Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất suốt 20 năm nay khó khăn là vậy, nhưng những lớp cầu lông vẫn cứ tồn tại và phát triển nhờ tình yêu, lòng đam mê của cả thầy lẫn trò. Lò cầu lông của ông Vũ dần đi vào nền nếp. Từ đó, ông có tham vọng đào tạo nâng cao nhiều VĐV năng khiếu để cung cấp cho tỉnh và quốc gia chứ không chỉ dừng lại ở chơi phong trào. Trong khi rất nhiều lò đào tạo cầu lông ở Bắc Giang dần tan rã, lò của ông Vũ ngày một phát triển. Thậm chí một số phụ huynh ở tận TP Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn... cũng gửi con em đến địa chỉ này luyện tập. Do cơ sở vật chất còn hạn hẹp nên ông Vũ chỉ có thể tiếp nhận thường xuyên gần 40 em từ lớp 2 đến lớp 5. Những học sinh từ lớp 6 trở lên muốn luyện tập cầu lông để nâng cao, ông Vũ giúp đỡ bằng cách cung cấp giáo án, lịch tập luyện riêng. Để nâng cao nghiệp vụ huấn luyện, ông Vũ sưu tầm và nghiên cứu một số tài liệu cầu lông chính thống của Indonesia, Malaysia, Trung Quốc. Tài liệu nghiên cứu của ông gồm đủ loại, từ giáo trình dạy lớp nghiệp dư, phong trào cho đến tài liệu đào tạo những VĐV cấp cao. Luôn coi trọng mối quan hệ giữa văn hóa và thể chất nên trước khi ra sân tập, ông Vũ uốn nắn cặn kẽ nhân cách, hành vi ứng xử văn hóa cho học trò. Ông Nguyễn Văn Công ở Cầu Chính cho biết: “Hiện nay lò của ông Vũ có uy tín rất lớn trong tỉnh. Ông Vũ là thầy giáo kiêm huấn luyện viên có nhiều phương pháp, nghiệp vụ sư phạm văn hóa và thể chất rất khoa học trong việc dạy cầu lông cho học sinh. Nhiều phụ huynh sợ con em mình sa ngã vào những trò chơi điện tử, ăn chơi lêu lổng nên khi biết lò ông Vũ đã tìm đến”. [TABLE="class: tLegend, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD]Ông Vũ và những cây vợt nhí - Ảnh: Hà Ánh Dương[/TD] [/TR] [/TABLE] Những tủ huy chương gia đình Thôn Cầu Chính vẫn còn thuần nông với những cánh đồng bao quanh nhà. Cuộc sống người dân nơi đây còn rất nhiều khó khăn. Nhưng sự giàu có về thành tích huy chương, cúp, bằng khen, giấy khen... thì hiếm ngôi làng nào ở Việt Nam có được như thế. Theo chân những em nhỏ, chúng tôi đến nhà ông Vũ Đăng Binh - cha của hai VĐV từng khoác áo đội tuyển quốc gia Vũ Thị Hải Yến và Vũ Thị Trang. Trong căn nhà đơn sơ, tủ đựng huy chương của hai con được ông Binh đặt ở một vị trí trang trọng. Chiếc tủ kính treo tường hai ngăn, hai tầng dài gần 2m luôn được ông Binh lau chùi, bảo quản cẩn thận. Nhìn vào chiếc tủ huy chương cầu lông của chị em Yến - Trang, chúng tôi thấy có đến hàng trăm chiếc với đủ loại và ở nhiều giải đấu khác nhau. Gia cảnh ông Nguyễn Văn Công, bố của VĐV Nguyễn Thị Sen, còn nghèo khó hơn nhà ông Binh. Nhưng một lần nữa chúng tôi nhìn thấy một chiếc tủ huy chương được treo trên tường. Những chiếc huy chương lấp lánh, những chiếc cúp vô địch, cờ lưu niệm... được xếp chật kín trong tủ. Các bậc phụ huynh, người nhà của các VĐV nơi đây đều cho rằng nếu không có lò đào tạo của ông Vũ thì không có những thành quả ngày hôm nay. Có điều, vui nhiều song lo cũng lắm. Đó là nỗi lo những tạ thóc, con lợn đội nón ra đi để làm lộ phí cho con em mỗi khi được gọi vào đội tuyển tỉnh, tuyển quốc gia!
hihi ! quê em giờ mọi người cũng chơi cầu lông máu lém, xã cũng có gần 10 sân tập luyện rùi hè vừa rùi cũng có tổ chức thi đấu phong trào trong xã, giải nhất dc 200k=)) tiền thì ko nhìu nhưng vui và quan trọng là mọi người có chỗ giao lưu học hỏi, rùi tăng 2 tăng 3 lun ấy chứ nhà em là đông nhất, có 4 vận động viên lun
nếu ở mỗi huyện mà có một tẫm gương như vậy thì phong trào cầu lông của cả nước phát triển mạnh lắm đây và sẽ có nhiều tay vợt xuất sắc chứ không như bây giờ......hy vọng và chờ đợi......=D>
kiểu này ráng cưới vợ sớm để mau có con xong 3 tuổi cho đi học cầu lông, kiếm mấy miếng vàng bạc về treo lên tường để về già có cái lau chùi, khoe với bạn bè...hahaha
đến khi nào nhà nước mới có chính sách hỗ trợ để người nhà và vdv có thể toàn tâm toàn ý cho thi đấu mỗi khi "bị" gọi vào tuyển nhi!?