Khi bị chấn thương, dĩ nhiên phải “cậy nhờ” các đơn vị y tế có chuyên môn để việc chữa trị đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, NTLTX cũng cần nắm được các biện pháp sơ cứu ban đầu giúp giảm triệu chứng đau, đẩy nhanh tốc độ hồi phục và hạn chế tối đa việc chấn thương trở nên trầm trọng. 1) Chấn thương phần mềm Hơn 80% chấn thương thể thao thuộc về phần mềm (tổn thương gân, cơ, dây chằng). Chấn thương phần mềm được phân loại từ độ 1 - độ 3, thường là dãn rất nhẹ gân, cơ dây chằng, trong đó độ 1 (cảm giác đau thoáng qua, không ảnh hưởng sinh hoạt bình thường, vùng bị thương chưa quá sưng, bầm hoặc chỉ đau nhiều khi vận động nặng, chịu lực lớn) có thể tự khỏi sau 1-2 tuần được xử trí đúng theo công thức R.I.C.E. Đối với độ 2-3, có thể áp dụng R.I.C.E để giảm đau, nhưng nhất thiết phải được chữa trị chuyên khoa. • Công thức R.I.C.E: - R (rest) - nghỉ ngơi: Ngừng lập tức việc tập luyện, thi đấu. - I (ice) - chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh (hoặc đập nhỏ đá, bỏ vào túi nylon, bọc khăn ướt) để chườm từ 5-15 phút tùy vùng bị chấn thương lớn hay nhỏ. Mỗi giờ chườm lạnh 1 lần trong 24-72 giờ đầu sau khi chấn thương. Lưu ý: không chườm đá trực tiếp hoặc quá lâu vào vêt thương, có thể gây phỏng lạnh khiến da đỏ, rộp, có bong bóng nước, đen sạm. Chườm lạnh - C (compression) - băng ép: quấn băng đè lên vùng bị thương, giúp cầm máu tốt hơn, giảm sưng bầm, phù nề. Băng đúng cách là quấn từ dưới vùng bị thương 10-12cm, qua vùng bị thương lên đến 15-20cm. Lưu ý: băng diện tích rộng; lực quấn băng vừa phải, không nên quấn quá chặt sẽ dẫn đến bị ga-rô (chèn ép mạch máu, không cung cấp đủ dưỡng chất cho vùng bị thương), thỉnh thoảng phải tháo băng. Băng ép - E (elevation - treo cao tay hoặc kê cao chân bị thương), giúp máu về tim tốt hơn, giảm đau và phù nề. 2) Chấn thương khớp - Dấu hiệu: đau dữ dội, có thể ngất, thường nghe “rắc” hoặc “bựt” ở vùng bị thương; thấy khớp sưng to, nhanh và biến dạng. Nẹp vùng bị chấn thương - Xử trí: Đặt bệnh nhân nằm nơi thoáng mát, cắt bỏ trang phục bao quanh nơi bị thương. Tránh kéo, nắn bừa bãi vì có thể gây sốc chấn thương hoặc gãy xương. Đặt nẹp cố định (có độn, lót bông gòn hoặc vải quanh nẹp) cho vùng bị thương. Có thể chườm lạnh sau khi nẹp để giảm đau. Chuyển ngay bệnh nhân tới cơ quan y tế. 3) Chấn thương xương - Dấu hiệu: đau chói vùng bị gãy, sờ vào nghe tiếng “lạo xạo” của các mảnh xương gãy, vùng chi gãy cử động bất thường (lúc lắc chẳng hạn) Nẹp cố định chấn thương ở chân - Xử trí: đặt bệnh nhân nằm im, tháo bỏ trang phục vùng bị thương, đặt nẹp cố định, và chuyển ngay đến bệnh viện. Lưu ý: không chuyển bệnh trong tình trạng chưa cố định tạm vùng xương gãy, bởi có thể gây tổn thương (đụng, dập thần kinh mạch máu khi di chuyển).
bạn phải làm sơ cứu trước khi chuyển đến bệnh viện chứ.''Lưu ý: không chuyển bệnh trong tình trạng chưa cố định tạm vùng xương gãy, bởi có thể gây tổn thương (đụng, dập thần kinh mạch máu khi di chuyển).''
vậy là đúng quy luật rồi, ''nóng nở ra lạnh co vào'' bị bong gân ra phải dùng đá lạnh cho nó dính lại chứ...
cái này nguy hiểm nhất là tai nạn giao thông ấy, có nhiều trường hợp chấn thương cổ mà người dân ko biết cứ lôi lên xe chở đến bệnh viện, nếu không sơ cứu trước, gãy cổ và chết như chơi ! dù nạn nhân vẫn còn tỉnh táo và không thấy máu me gì cả !