[h=2]Thấy hay nên copy cho bà con cùng thưởng thức Tổng hợp về căng cước vợt cầu lông![/h] ấn đề này em thấy quá nhiều người hỏi! nên hnay trời đẹp và quá rảnh rỗi em viết 1 bài mong admin cho em lên top cái! em sẽ trả lời 1 số vấn đề nhạy cảm thông qua những câu hỏi mà em đã từng thắc mắc rồi được giải đáp bởi 1 số siêu NHÂN trong làng cầu lông và trùm doanh NHÂN bán vợt cầu lông! p/s: bài viết sẽ liên tục được bổ sung sau khi nhận được những câu hỏi và những câu nhận xét của mọi người để cho em lên top! hô hô! câu hỏi: 1 - các loại vợt căng cước như thế nào 2 - lối đánh cầu như thế nào thì nên căng cước như thế nào 3 - sơ bộ về một số loại cước thường được sử dụng và 1 số loại có tính năng đặc biệt 4 - 1 vài cách căng cước cơ bản 5 - chú ý khi căng cước (một số lưu ý về cách sử dụng và cách kiểm tra vợt sau khi nhận vợt từ người căng) 6 - những yếu tố ảnh hưởng đến độ căng của cước (gen vợt, cách đánh cầu, thời tiết, sân thi đấu, cách nhặt cầu) 7 - chia sẻ bản thân (một vài kinh nghiệm bản thân khi căng cước, địa chỉ căng cước ở hà nội,................."bổ sung dần") ngày rảnh em sẽ bắt đầu với lần lượt các câu hỏi! câu 1: các loại vợt căng cước như thế nào: - tạm thời chia vợt ra thành các nhóm như sau: a - chia theo lỗi chơi + vợt công: mặt vợt đa số là tròn + vợt thủ : mặt vợt đa số là hơi bầu một chút b - chia theo chỉ tiêu của của nhà sản suất + vợt thân cứng / mềm + vợt có đầu vợt nặng / nhẹ / cân bằng thường thì vợt công sẽ đi kèm với thân cứng 1 chút, vợt thủ thường mềm hơn tương ứng với 2 lối chơi là tấn công và phòng thủ trong! với nhưng người có lối chơi chậm chắc thì thường chọn vợt cân bằng để có thể ổn định đường cầu! ====> từ những kết luận trên em tạm tổng kết về căng vợt như sau: - vợt công/ cứng: nên căng cước cao một chút để tận dụng tối đa lực tay với các bác có cổ tay khỏe! ==> căng vợt từ 10,5kg đến 11kg cho căng 2 nút và 10,5kg trở lên cho căng 4 nút - vợt thủ / mềm: nên căng cước thấp hơn bình thường 1 chút! tầm 9,5kg đến 10,5kg cho cả 2 nút và 4 nút! khuyến cáo nên căng tầm 10kg vì bác nào cũng máu sát nhau bằng quả đập! nếu căng 9,5 kg sẽ đập mất rất nhiều lực! - vợt cân bằng: sẽ nói đến trong phần cách đánh 2 - lối đánh cầu như thế nào thì nên căng cước như thế nào????? lối đánh cầu em tạm chia như sau: - nặng về công (sát thát ) - nằng về thủ - nói là thủ nhưng là nói đến những người có lối đánh kỹ thuật, thích cài cầu, tỉa cầu - đánh đơn (cái này ảo nhất vì em đánh gà) căng cước: - nặng về công: căng 10,5 kg trở lên cho 2 nút và 4 nút! tận dụng tối đa lực của cổ tay và cánh tay - đánh kỹ thuật: căng 9,5 kg trở lên! nên căng 10 - 10,5 vì đánh sẽ có cảm giác cổ tay hơn! 9,5 hợp với nữ đánh cài cầu! - đánh đơn: theo em cái này tùy tay mỗi người! ý kiến riêng là cân 4 nút! 10,5 kg cho ngang và 10,7kg cho dọc 3 - sơ bộ về 1 số loại cước thường sử dụng ở việt nam (do chỉ dùng cước yonex chưa bao giờ dùng các loai cước khác nên không dám phát biểu liều ạ) - cước bg 65 - đây là loại cước bền nhất! được sử dụng nhiều nhất vì p/p - giá thành / chất lượng tốt nhất! + ưu: cước mềm, dày! được xếp vào dạng bền trong dòng cước yonex! + nhược: lâu đứt nên nhiều khi trùng quá sẽ bị sô cước! ức muốn cắt mà lại sót (với sinh viên nghèo) ; đập cầu không nổ bằng 65 ti - cước bg 65 ti: - giống bg 65 nhưng được phủ thêm 1 lớp titanium mỏng nên đập cầu sẽ nổ hơn! cước sẽ cứng hơn nên cầu sẽ đi nhanh hơn! TUY NHIÊN vẫn được xếp vào loại cước bền do lõi bên trong vẫn là bg 65! + ưu: giá thành hợp lý với nhưng người đánh cầu đam mê vì đập nổ và đi! cước bền hơn khá nhiều so với các loại cước khác! đập cầu nổ và di hơn so với bg 65! + nhược: cũng khó đứt như bg 65! với các bác đánh sân thảm có lẽ dòng cước này bền cũng chỉ muốn chóng đứt cước để cắt! tuy nhiên nếu ai đánh cầu với lối đánh cắt cầu! chém cầu thì cước cũng sớm ra đi thôi ạ - cước nanogy 95: đây là cước bền nhất trong dòng cước của yonex! hơn tất cả các cước khác trong dòng yy luôn! tuy nhiên giá thành khá cao! cao nhất trong nước! + ưu: đập cầu nổ, độ bền cao, căng cước đánh cảm giác tốt, cho cảm giác mặt vợt tốt! + nhược : chưa tìm ra vì nó được đánh giá tốt nhất trong các loại cước, thua về độ nẩy so với - ông vua cước Bg66 và 66 ultimate và kém 1 điểm so với bg 98 bg 66 - cước mỏng, đập uy lực nhất, loại này các vận động viên đánh giải mà có tài trợ mới dùng vì cước này nhỏ, rất dễ đứt ưu; đập cầu nổ, cảm giác tốt, cầu đi uy lực nhược: nhanh đứt, đắt tầm 130k thì phải! đắt hơn 65ti tầm 50k bg 66 ultimate: cước này của anh taufik, giống 66 nhưng thêm titan hay gì đó, đập nổ + vang hơn và cũng nhanh đứt hơn
View attachment 424 cái này e lụm được lâu rù, bác nào rành giải thích 4 mũi tên nhé , BG65ti toàn diện nhất
BG65Ti mắc hơn BG65 15K (đan ở Loan Sport), đánh có cảm giác hơn nhưng mau đứt quá. Trung bình đánh khoảng 10-12buổi, mỗi buổi 2 tiếng là đứt. BG65 đánh cỡ đó chưa thấy dấu hiệu gì lạ
e ít thấy mọi người nhắc đến dây victor, e xài dây VT850 6 tháng (đánh tuần 3 buổi) mới thay lưới ( e tự cắt chứ ko phải đứt) ; giá cũng rẻ (hình như 85k) )
em cũng xài vs-850 nè, giá rẻ, ngon,nhưng mà ai đánh lần đầu sẽ thấy cứng hơi khó đánh xíu nhưng mà quen rồi thì khá là ok :d
Đan lưới này cũng hên xui lắm. Ra cô Loan đan lưới 850 về đánh mới 4 buổi tự nhiên có một sợi bị đứt hết 1/2
đúng rùi bạn, ban đầu thấy hơi kì kì, sau đó khoảng 1-2 tuần là ổn e đánh đó h lần thay lứoi nhanh nhất là 3 tháng, chắc a V nên xem lại "ăn ở" thế nào nhé )
vote cho victor VS-850... giá rẻ nhưng ko thua kém yonex... đội tuyển Hàn Quốc sử dụng dây này mà... đan tầm 11kg đập sướng lắm...