30 Clips dạy cầu lông của Xiao Jie & Zhao Jianhua đã được phân nhỏ theo từng chủ đề

Thảo luận trong 'Kỹ Thuật Cầu Lông Cơ Bản - Nâng Cao' bắt đầu bởi Nguyễn Thế Long, 6/8/17.

  1. Nguyễn Thế Long

    Nguyễn Thế Long
    Mới Tập Cầu Lông

    SubViet
    RẤT DỄ HỌC, DỄ NHỚ, DỄ ÁP DỤNG, PHẠM VI ÁP DỤNG RỘNG, ĐẢM BẢO GIỎI NHANH
    Bác nào thích thì tải về ở đây để ngâm cứu từ từ, vừa chơi vừa tham khảo thêm:
    https://drive.google.com/drive/folders/0B_vA4gZEgV8DeFFucnotUFVQRlU?usp=sharing

    P/s:
    Để đỡ mất công tải lắt nhắt, mình đã nén lại hết thành 1 file rar (dung lượng 3 GB), chúc mọi người chơi hay, ngày một lên tay, thật sảng khoái và thích thú!

    Hình ảnh minh hoạ:
    [​IMG]30 Clips dạy cầu lông của Xiao Jie & Zhao Jianhua đã được phân nhỏ theo từng chủ đề by Long Nguyen The, on Flickr
    Last edited: 6/8/17
    zonzongl thích bài này.
  2. Nguyễn Thế Long

    Nguyễn Thế Long
    Mới Tập Cầu Lông

    Tổng hợp toàn bộ những gì cá nhân mình đã tổng hợp, đúc kết được (cái nào sai các bác bỏ qua giúp)
    Trông sơ thì thấy nhiều, nhưng đọc xong tựu trung lại chỉ loanh quanh ở những nguyên tắc cơ bản cốt lõi mà thôi …

    Cập nhật lần 1 - Di chuyển
    Quan trọng nhất là phán đoán điểm rơi để việc di chuyển kịp thời, số bước, cách thức phù hợp, từ đó đánh cầu ở vị thế thuận lợi nhất
    Về cơ bản chỉ cần nắm bắt Cách thức và Nguyên tắc di chuyển thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản, tuy nhiều, tưởng khó mà có thể dễ nuốt hơn ...

    Cập nhật lần 2 - Đánh đôi
    Ở thế tấn công thì đội hình trước sau, khi phải ở thế phòng thủ thì đội hình song song ...

    Cập nhật lần 3 - Trên lưới (08/7/2017)
    Kỹ thuật quan trọng nhất với đánh trên lưới nói riêng và đánh cầu nói chung, đặc biệt đánh đôi là "Cắt, đẩy [xoay, nâng mặt vợt]", làm chủ kỹ thuật này (không phải quá khó) thì việc bỏ nhỏ, điều cầu, bắt đối thủ chạy như vịt trong tầm tay ...

    Cập nhật lần 4 – Trái tay (15/7/2017)
    Đi đâu, thế nào rồi vẫn quay trở về những nguyên tắc nền tảng, đó là cầm vợt:
    - Thả lỏng (trước và sau khi đánh cầu): nhằm mục đích điều khiển mặt vợt linh hoạt;
    - Nắm chặt (khi đánh cầu): để lực truyền từ cổ tay vào thân vợt, lên mặt vợt, vào quả cầu được đủ nhất (cái này là nguyên tắc vật lý cơ bản rồi, nếu lỏng lẻo thì lực bị phân tán)
    Và vung vợt:
    - Bản chất phải là dồn hết lực vào thời điểm chạm cầu là đủ, cầu bay rồi có vung tay (tốn lực) nữa cũng vô ích, do đó phải đánh điểm;
    - Không phải cứ vung tay, vung vợt rõ mạnh, ầm ầm ngay từ đầu là tốt, hiệu quả, có thể thấy điều thực sự cần là lực tác động tập trung, bùng nổ ở thời điểm chạm cầu do đó với kiến thức vật lý cơ học cơ bản thì: lúc mới đầu việc vung tay, vung vợt chỉ mang tính định hướng, tạo đà, tạo quán tính; gần tới lúc chạm cầu thì phải kết hợp đồng thời nắm chặt và bung lực, bùng nổ lực rồi đánh cầu xong phải ngưng vung tay.

    Cập nhật lần 5 – Cầm vợt (15/7/2017)
    Nguyên tắc cơ bản nhất là: thả lỏng (trước và sau khi đánh cầu), chỉ nắm chặt khi đánh cầu.
    Để tập cầm vợt cho ngon thì có 2 bài tập cơ bản, rất bổ ích là: vẽ số 8 và xoay vợt.

    Cập nhật lần 6 – Bạt cầu (16/7/2017)

    Tinh thần cốt lõi:
    - Vung vợt gọn, vẩy cổ tay là đủ;
    - Tiến lên khi bạt cầu xuống để dồn ép đối thủ (chân đứng ngang để di chuyển nhiều hướng)

    Cập nhật lần 7 – Đánh cầu chéo sân, sát lưới (16/7/2017)

    Nguyên tắc cơ bản là vẩy cổ tay, muốn cầu đi chính xác thì phải kiểm soát mặt vợt chạm cầu

    Cập nhật lần 8 – Đánh cầu sát người (16/7/2017)
    Nguyên tắc cơ bản là phải di chuyển, xoay người (lên, xuống 1 bước hoặc nghiêng người sang ngang) thì mới có khoảng trống để vung vợt đánh cầu

    Cập nhật lần 9 – Nâng cầu (17/7/2017)
    Nguyên tắc cơ bản nhất vẫn là vung vợt gọn, đừng vung cả cánh tay, lực đánh chủ lực bằng cổ tay.

    Cập nhật lần 10 – Cầu thấp cuối sân (17/7/2017)
    Nguyên tắc cơ bản nhất là phải cố định khuỷu tay (hướng về phía trước) rồi mới oánh cầu.

    Cập nhật lần 12 – Ngón tay, bài tập bổ trợ, quả cầu, vợt (19/7/2017)
    Chú ý mấy bài tập rất cơ bản giúp ngón tay linh hoạt từ đó điều chỉnh mặt vợt tuỳ ý giúp kiểm soát đường cầu khi đánh

    Cập nhật lần 13 – Phòng thủ và tấn công (19/7/2017)
    Nguyên tắc cơ bản nhất vẫn là vung vợt gọn (điều này giúp tăng tốc độ đánh cầu, tăng tốc độ bay của quả cầu, góc độ của đường cầu nhỏ - hiểm – sát mặt lưới hơn, không cao bổng tếu lên).
    Đối với cú đập cầu, do tốc độ quả cầu nhanh, lực đánh mạnh nên chỉ có thể vung vợt gọn để đỡ (phản lại lực đập là đủ đưa cầu qua lới) hoặc dùng cổ tay để điều hướng cầu chéo qua lưới. Không thể lựa chọn phương án cắt cầu hay cố tình đẩy lại (đập lại) thật mạnh được.

    Cập nhật lần 14 – Bí quyết, kinh nghiệm, tư thế, các cú đánh cơ bản (19/7/2017)
    Bí quyết mấu chốt là phải hiểu cách truyền sức mạnh chính xác, hiệu quả, đó là:
    - Vung vợt gọn, đánh điểm (chạm cầu xong không vung tay nữa làm gì, vừa tốn sức, vừa không chính xác), điều chỉnh đường cầu bằng sự phối hợp giữa ngón tay và cổ tay;
    - Chú ý các bài tập giúp ngón tay linh hoạt để từ đó kiểm soát mặt vợt theo ý muốn;
    - Chú ý bài tập vẽ số 8 (ngược, xuôi) bằng vợt để việc cầm vợt linh hoạt, thả lỏng, thoải mái, chuyển từ thuận tay sang trái tay, chuyển từ cầm dài sang ngắn và ngược lại thành bản năng, dễ dàng;
    - Lực đánh vào quả cầu sẽ tối đa khi đế cầu vuông góc với mặt vợt, cực đại ở khoảng trung tâm - giữa mặt vợt. Cập nhật lần 14 – Bí quyết, kinh nghiệm, tư thế, các cú đánh cơ bản (19/7/2017)
    Bí quyết mấu chốt là phải hiểu cách truyền sức mạnh chính xác, hiệu quả, đó là:
    - Vung vợt gọn, đánh điểm (chạm cầu xong không vung tay nữa làm gì, vừa tốn sức, vừa không chính xác), điều chỉnh đường cầu bằng sự phối hợp giữa ngón tay và cổ tay;
    - Chú ý các bài tập giúp ngón tay linh hoạt để từ đó kiểm soát mặt vợt theo ý muốn;
    - Chú ý bài tập vẽ số 8 (ngược, xuôi) bằng vợt để việc cầm vợt linh hoạt, thả lỏng, thoải mái, chuyển từ thuận tay sang trái tay, chuyển từ cầm dài sang ngắn và ngược lại thành bản năng, dễ dàng;
    - Lực đánh vào quả cầu sẽ tối đa khi đế cầu vuông góc với mặt vợt, cực đại ở khoảng trung tâm - giữa mặt vợt.
    Điều quan trọng nữa cần biết và nhớ, đó là: tư thế đánh cầu người phải đứng thẳng, không uốn lượn, xoay vẹo, … vì sẽ dẫn tới lệch trọng tâm cơ thể so với hướng di chuyển.

    Cập nhật lần 15 – Bài tập khá toàn diện - Nhìn cầu, cổ tay, ngón tay, cầm vợt (19/7/2017)
    1) Nguyên tắc quan trọng nhất khi đánh cầu là “Phải nhìn cầu khi di chuyển và đánh cầu”, cụ thể:
    - “Phải nhìn cầu khi di chuyển”: mục đích của hành động này là để phân tích đường cầu từ đó xác định điểm (toạ độ) mà bản thân dự định sẽ đánh quả cầu, những thông tin, kết quả này ngay lập tức sẽ điều khiển trực tiếp kỹ thuật và tốc độ di chuyển cũng như các động tác tay để phối hợp đánh vào quả cầu tại đúng điểm dự tính;
    - “Phải nhìn cầu khi đánh cầu”: ngoài chuyện đảm bảo đánh chính xác 100% mặt vợt vào quả cầu (không nhìn thì thường thấy là đánh trượt, đánh quả cầu vào cạnh vợt kêu cái cốc) thì giá trị lớn nhất của nó là giúp điều chỉnh mặt vợt (góc tiếp xúc) với quả cầu khi đánh. Có như vậy mới đảm bảo được đường cầu bay sau khi đánh đúng như ý đồ của mình nghĩ, ví dụ: cắm xuống, vào chỗ hổng của đối phương, … Nếu không nhìn cầu khi đánh thì góc tiếp xúc của mặt vợt và quả cầu khi đánh sẽ hoàn toàn do ngẫu nhiên, may rủi, tình cờ quyết định, do đó đường cầu bay không như ý là tất yếu, có bay đúng ý cũng chỉ là ăn may thôi, khó mà may mãi được.
    2) Kỹ thuật quan trọng nhất khi đánh cầu là “Cầm vợt thả lỏng, nắm chặt; điều khiển vợt (cụ thể hơn chính là mặt vợt, hay sát hơn chính là góc tiếp xúc giữa mặt vợt và quả cầu khi đánh) bằng ngón tay, cổ tay sao cho thật thoải mái, linh hoạt”
    Để đạt được kỹ thuật này, mấy sư phụ cầu lông đã chỉ cho mình mấy bài tập hiệu quả mà không hề khó, đó là:
    - Hứng cầu thuận tay, trái tay;
    - Vớt cầu thuận tay, trái tay;
    - Dùng vợt vẽ số 8 (xuôi, ngược);
    - Dùng ngón tay xoay trục vợt.
    Mình có phác thảo thêm 2 bài tập gắn luôn 2 cái quan trọng nhất ở trên vào với nhau (2 clip gửi đính kèm) để mọi người tham khảo thêm. Tập tành thử thấy cơ bản là cũng được vì nó giúp cải thiện những điều rất quan trọng, cơ bản vừa nêu. Nếu thích thì mọi người nên xem qua và có gì bổ sung, chế tác thêm vào để phù hợp với mỗi người nhằm đem lại ích lợi nhiều nhất.
    Cố gắng mất công tìm hiểu tí (mỗi ngày một ít) và cũng không quá tốn thời gian (ví dụ nếu cứ tà tà thì tối đa 3 tháng là nắm hết kỹ thuật cơ bản của mấy sư phụ cầu lông thôi) thì sau này chắc chắn sẽ chơi tiến bộ, lên tay và sảng khoái đến 20 – 30 năm nữa … Học ít, dùng nhiều, dùng quá dài thì tốt quá còn gì …

    Cập nhật lần 16 – Lực đánh (19/7/2017)
    Một lần nữa phải nhắc lại những gì đã gửi, nói tới lực đánh là lại nói đến cái này:
    Cập nhật lần 14 – Bí quyết, kinh nghiệm, tư thế, các cú đánh cơ bản (19/7/2017)
    Bí quyết mấu chốt là phải hiểu cách truyền sức mạnh chính xác, hiệu quả, đó là:
    - Vung vợt gọn, đánh điểm (chạm cầu xong không vung tay nữa làm gì, vừa tốn sức, vừa không chính xác), điều chỉnh đường cầu bằng sự phối hợp giữa ngón tay và cổ tay;
    - Chú ý các bài tập giúp ngón tay linh hoạt để từ đó kiểm soát mặt vợt theo ý muốn;
    - Chú ý bài tập vẽ số 8 (ngược, xuôi) bằng vợt để việc cầm vợt linh hoạt, thả lỏng, thoải mái, chuyển từ thuận tay sang trái tay, chuyển từ cầm dài sang ngắn và ngược lại thành bản năng, dễ dàng;
    - Lực đánh vào quả cầu sẽ tối đa khi đế cầu vuông góc với mặt vợt, cực đại ở khoảng trung tâm - giữa mặt vợt.
    Điều quan trọng nữa cần biết và nhớ, đó là: tư thế đánh cầu người phải đứng thẳng, không uốn lượn, xoay vẹo, … vì sẽ dẫn tới lệch trọng tâm cơ thể so với hướng di chuyển.

    Cập nhật lần 17 – Những nguyên tắc xuyên suốt khi đánh cầu lông (19/7/2017)
    Những nguyên tắc này xuyên suốt, cốt lõi trong quá trình chơi cầu lông, dù trái tay, thuận tay, trên lưới, giữa sân, cuối sân, cầu cao – vừa – thấp, … đều thấy sự hiện diện của nó. Sơ bộ đã phân loại mức độ quan trọng theo thứ tự 1, 2, 3 … (các bác có thể bổ sung, điều chỉnh tuỳ ý, theo cảm nhận riêng thì như vậy)

    Cập nhật lần 18 – Kỹ thuật nền tảng chạm vợt và quả cầu - 2 - Đẩy cầu (19/7/2017)
    Trong tác động giữa mặt vợt và quả cầu, có 3 cách thức tác động để truyền lực từ mặt vợt sang quả cầu, đồng thời tác động, tạo nên đến quỹ đạo bay cho quả cầu (đường cầu), đó là:
    1. Đánh cầu: đây là cách cơ bản nhất, gồm các kiểu đánh thẳng trực diện mặt vợt vào đế cầu hoặc nghiêng mặt vợt nhiều góc độ (ngang, dọc) khác nhau so với đế cầu. Các kiểu “đánh cầu” thông dụng, sử dụng thường xuyên, thường thấy là: phông, bỏ nhỏ, đập, nâng, đánh ngang, đánh chéo sân, chéo lưới;
    2. Đẩy cầu (thuận tay, trái tay): đều cùng nguyên tắc vung vợt như clip gửi đính kèm, cái này vô cùng lợi hại khi đánh đôi, đặc biệt là đẩy cầu trên lưới, dù điểm đẩy cầu nằm ở dưới mép lưới, tức là nếu tác động đơn thuần theo kiểu “đánh cầu” thì nó sẽ bay vống lên chứ không thể khiến cầu di cắm, hiểm xuống sâu sau như đẩy cầu được, cố mà luyện món này cho ngon vào, không hiểm, không lợi mới là lạ;
    3. Cắt cầu: kỹ thuật này khó nhất, đòi hỏi sự tinh tế nhất và yêu cầu tất yếu là phải nhìn cầu thì mới cắt (xoay mặt vợt) đúng thời điểm chạm vào đế cầu – có gì sẽ bàn sau tại mục khác.

    Cập nhật lần 19 – Cầu cao (Phông cầu, Đẩy cầu) (26/7/2017)
    Với tình huống cầu cao (độ cao cỡ dang thẳng cánh tay lên trời trở lên), có 3 lựa chọn khi đánh quả cầu này:
    1. Phông
    2. Đập
    3. Cắt (kỹ thuật này có lẽ khó nhất trong cầu lông, sẽ nói ở mục riêng khác sau)
    Để đánh quả cầu cao, điểm mấu chốt là:
    - Từ từ nâng cánh tay cầm vợt lên – thường là nâng lên cao theo chiều ngang cơ thể - (khuỷu tay cũng nâng cao lên theo, khi khuỷu tay nâng cao tự khắc cẳng tay sẽ có xu hướng gập vào cánh tay, vì tay cầm vợt nên đầu vợt kiểu gì cũng chúc xuống phía sau người;
    - Tiếp theo, xoay khuỷu tay về phía trước, về phía quả cầu bay tới, rồi từ từ duỗi thẳng cẳng tay lên phía trên và về phía trước là đánh cầu.

    Cập nhật lần 20 – Cầu cao (Cắt) (28/7/2017)
    Trong 3 phương án đánh cầu cao (phông, đập, cắt) thì cắt có vẻ khó nhất, tuy nhiên nếu hiểu rồi thì cũng không khó gì hết:
    1. Về bản chất, nó cũng như cắt ngang trên lưới thôi, có khác là điểm tiếp xúc cao hơn nên quan sát khó hơn một tí;
    2. Cứ đánh cắt ngang trên lưới (khá dễ, chủ yếu là quen tay) thì sẽ đánh cắt cầu cao ngon;
    3. Sở dĩ đánh cắt cầu (trên lưới, cao) thấy khó nhằn vì lại là nguyên nhân cơ bản do cổ tay và ngón tay cầm vợt quá chặt, mất đi sự linh hoạt cần có, vốn có của nó.
    Cứ chịu khó tập bài tập vẽ số 8 cũng như các bài tập về cầm vợt, cổ tay (ở dưới cũng đã nêu) thì đánh cắt là muỗi thôi.
    Cắt cầu cao nó lợi hại ở chỗ: động tác giống như phông nên đối thủ chả biết đường nào mà lần, kỹ thuật ngon thì có nhiều cơ hội để lừa được đối thủ.
  3. zonzongl

    zonzongl
    VĐV Phong Trào

    tuyệt vời. cảm ơn bác chủ nhiều.

Chia sẻ trang này

Đang tải...